Trả lời câu 1 trang 138 - Bài 18 - SGK môn Lịch sử lớp 12
Phân tích tính chất chính nghĩa và tính nhân dân của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng?
* Tính chính nghĩa:
- Đường lối nêu rõ mục đích của cuộc kháng chiến là để tiếp tục sự nghiệp cách mạng tháng Tám, đánh thực dân Pháp xâm lược, hoàn thành giải phóng dân tộc, giành độc lập và thống nhất thật sự cho Tổ quốc.
- Trong cuộc chiến này Pháp là kẻ xâm lược, phi nghĩa. Ngay khi Nhật đầu hàng đồng minh, Pháp đã thế hiện rõ dã tâm xâm lược nước ta lại lần nữa.
Đảng,Chính phủ và nhân dân ta ngay từ đầu thể hiện rõ thiện chí hòa bình, không muốn gây chiến tranh với Pháp đã nhượng bộ cho chúng một số quyền lợi được thể hiện qua "Hiệp định sơ bộ" sau đó là "Tạm ước"..
* Tính nhân dân:
- Đường lối khẳng định cuộc kháng chiến của ta là chiến tranh nhân dân, toàn dân kháng chiến, toàn dân đánh giặc, trong đó lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm lòng cốt. Vì vậy, cuộc kháng chiến của ta có tính chất dân tộc giải phóng và dân chủ mới.
- Nêu cao tinh thần toàn dân đánh giặc, “bất kỳ đàn ông, đàn bà không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, bất kỳ người già, người trẻ. Hễ là người Việt Nam đứng lên đánh thực dân Pháp”.
- Thể hiện trực tiếp qua 3 văn kiện chính: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh (20 - 12 - 1946), Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Trung ương Đảng (22- 12 - 1946) và tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của đồng chí Trường Chinh (9 - 1947).
Ghi nhớ: Đường lối kháng chiến thấm nhuần tư tưởng chiến tranh nhân dân, mang tính chất chính nghĩa nên được nhân dân ủng hộ. Là ngọn cờ đoàn kết, động viên toàn dân đánh thắng kẻ thù xâm lược.