Trả lời câu 1 trang 182 - Bài 35 - SGK môn Lịch sử lớp 10

Trình bày những nét lớn về tình hình kinh tế, chính trị nước Đức cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?

 

Lời giải:
Những nét lớn về tình hình kinh tế, chính trị nước Đức cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX:
 
Tình hình kinh tế:
 
Nền kinh tế Đức phát triển với tốc độ mau lẹ.
 
-  Công nghiệp: Phát triển nhanh.
 
        •  Trong những năm 1890 - 1900, sản lượng công nghiệp Đức tăng 163%.
 
        •  Xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp tăng rõ rệt: Đến năm 1900, Đức vượt Anh về sản xuất thép, về tổng sản lượng công nghiệp, Đức dẫn đầu châu Âu và đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ).

        •  Tập trung sản xuất và hình thành các tổ chức độc quyền diễn ra sớm với các các-ten và xanh-đi-ca. Những tổ chức độc quyền gắn với các ngân hàng thành tư bản tài chính.
 
- Nông nghiệp: Đức cũng có những tiến bộ nhưng chậm chạp hơn do việc tiến hành cách mạng tư sản không triệt để.
 
Tình hình chính trị:
 
- Hiến pháp 1871 quy định nước Đức là một Liên bang gồm 22 bang và 3 thành phố tự do, theo chế độ quân chủ lập hiến.
 
         •  Hoàng đế là người đứng đầu, có quyền hạn tối cao.
 
         •  Quyền lập pháp trong tay hai viện : Hội đồng Liên bang (Thượng viện) gồm đại biểu các bang và Quốc hội (Hạ viện) do bầu cử.
 
-  Các bang vẫn giữ hình thức vương quốc nhưng quyền hạn bị thu hẹp.
 
-  Nhà nước liên bang được xây dựng trên cơ sở liên minh giữa giai cấp tư sản và quý tộc tư sản hoá.
 
 \(\Rightarrow\)  Mặc dù có Hiến pháp và Quốc hội nhưng thực chất của chế độ chính trị Đức là chế độ nửa chuyên chế, áp dụng sự thống trị của Phổ trên toàn nước Đức. Nước Đức tiến lên giai đoạn đế quốc chủ nghĩa tính chất quân phiệt hiếu chiến là đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa đế quốc Đức.
Mục lục Giải bài tập SGK Lịch sử 10 theo chương Chương 1: Xã hội nguyên thủy - Phần 1: Lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại Chương 1: Việt Nam từ thời nguyên thủy đến thế kỉ X - Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX Chương 1: Các cuộc cách mạng tư sản (từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII) - Phần 3: Lịch sử thế giới cận đại Chương 2: Xã hội cổ đại - Phần 1: Lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại Chương 2: Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV - Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX Chương 2: Các nước Âu - Mỹ - Phần 3: Lịch sử thế giới cận đại Chương 3: Trung Quốc thời phong kiến - Phần 1: Lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại Chương 3: Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII - Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX Chương 3: Phong trào công nhân (từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX) - Phần 3: Lịch sử thế giới cận đại Chương 4: Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XIX - Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX Chương 4: Ấn Độ thời phong kiến - Phần 1: Lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại Sơ kết lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX - Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX Chương 5: Đông Nam Á thời phong kiến - Phần 1: Lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại Chương 6: Tây Âu thời trung đại - Phần 1: Lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại
Bài 35: Các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa
Giải bài tập SGK Lịch sử 10
+ Mở rộng xem đầy đủ