Giải câu 4 trang 19 – Bài 4 – SGK môn Hóa học lớp 9

Bảng dưới đây cho biết kết quả của 6 thí nghiệm xảy ra giữa \(Fe\) và dung dịch\(H_2SO_4\) loãng. Trong mỗi thí nghiệm người ta dùng 0,2 gam \(Fe\) tác dụng với thể tích bằng nhau của axit, nhưng có nồng độ khác nhau:

Thí nghiệmNồng độ axit
Nhiệt độ
(\(^\circ\ C\))
Sắt ở dạng
Thời gian phản ứng xong
(s)
11M25190
22M25Bột85
32M3562
42M50Bột 15
52M36Bột45
63M50Bột11
Những thí nghiệm nào chứng tỏ rằng:
a) Phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng nhiệt độ ?
b) Phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng diện tích tiếp xúc?
c) Phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng nồng độ axit?
Lời giải:
Ta so sánh các điều kiện sau: nồng độ axit, nhiệt độ của dung dịch \(H_2SO_4 \)loãng và trạng thái của sắt với thời gian phản ứng để rút ra:
a) Thí nghiệm 2,thí nghiệm 4, thí nghiệm 5 chứng tỏ phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng nhiệt độ của dung dịch \(H_2SO_4 \).
b) Thí nghiệm 3 và thí nghiệm 5 chứng tỏ phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng diện tích tiếp xúc.
c) Thí nghiệm 4 và thí nghiệm 6 chứng tỏ phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng nồng độ của dung dịch \(H_2SO_4 \).

Ghi nhớ:

1. Dung dịch HCl và \(H_2SO_4\) loãng có đầy đủ những tính chất hóa học của axit.

2. Axit sunfuric đặc tác dụng với nhiều kim loại, không giải phóng khí hiđro và có tính háo nước.

3. Axit clohiđric và axit sunfuric có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.

4. Axit sunfuric được sản xuất trong công nghiệp bằng phương pháp tiếp xúc.

5. Nhận biết axit sunfuric và dung dịch muối sunfat bằng thuốc thử là dung dịch muối bari hoặc bari hiđroxit.

Xem video bài giảng và làm thêm bài luyện tập về bài học này ở đây để học tốt hơn.