Trả lời câu hỏi trang 44 – Bài 14- SGK môn Hóa học lớp 9
1. Tính chất hóa học của bazơ.
Thí nghiệm 1: Natri hiđroxit tác dụng với muối.
Thí nghiệm 2: Đồng (II) hiđroxit tác dụng với axit.
2. Tính chất hóa học của muối.
Thí nghiệm 3: Đồng (II) sunfat tác dụng với kim loại.
Thí nghiệm 4: Bari clorua tác dụng với muối
Thí nghiệm 5: Bari clorua tác dụng với axit.
Lời giải:
1. Tính chất hóa học của bazơ.
Thí nghiệm 1: Natri hiđroxit tác dụng với muối.
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ.
Giải thích: \(NaOH \)tác dụng với dung dịch \(FeCl_3 \)tạo ra kết tủa \(Fe(OH)_3\) nâu đỏ.
Phương trình: \(3NaOH + FeCl_3 → Fe(OH)_3\downarrow + NaCl.\)
Kết luận: Bazơ kiềm tác dụng với muối tạo thành bazơ mới và muối mới.
Thí nghiệm 2: Đồng (II) hiđroxit tác dụng với axit.
Hiện tượng: Kết tủa tan.
Giải thích: Kết tủa tan là do \(HCl \)tác dụng với \(Cu(OH)_2\) tạo dd trong suốt màu xanh lam.
Phương trình: \(Cu(OH)_2 + 2HCl → CuCl_2 + 2H_2O.\)
Kết luận: Bazơ tác dụng với dung dịch axit tạo muối và nước.
2. Tính chất hóa học của muối.
Thí nghiệm 3: Đồng (II) sunfat tác dụng với kim loại.
Hiện tượng: Trên đinh sắt xuất hiện lớp chất rắn màu đỏ.
Giải thích: \(Fe \) đẩy \(Cu \)ra khỏi dung dịch muối \(CuSO_4\). \(Cu \)bám vào trên bề mặt đinh sắt.
Phương trình: \(Fe + CuSO_4 → FeSO_4 + Cu.\)
Kết luận: Kim loại tác dụng với muối tạo muối mới và giải phóng kim loại.
Thí nghiệm 4: Bari clorua tác dụng với muối
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng không tan.
Giải thích: \(BaCl_2 \)tác dụng với \(Na_2SO_4 \)tạo ra \(BaSO_4 \)màu trắng không tan.
Phương trình:\( BaCl_2 + Na_2SO_4 → BaSO_4\downarrow + 2NaCl.\)
Kết luận: Muối tác dụng với muối tạo thành hai muối mới.
Thí nghiệm 5: Bari clorua tác dụng với axit.
Thí nghiệm 5: Bari clorua tác dụng với axit.
Giải thích: \(BaCl_2 \)tác dụng với \(H_2SO_4 \)tạo ra kết tủa trắng \(BaSO_4\).
Phương trình: \(BaCl_2 + H_2SO_4 → BaSO_4\downarrow + 2HCl.\)
Kết luận: Muối tác dụng với axit tạo muối mới và axit mới.
Ghi nhớ:1. Các dung dịch bazơ tác dụng được hầu hết các muối và axit.2. Muối của kim loại yếu hơn có thể tác dụng được với kim loại hoạt động mạnh hơn, muối có thể tác dụng với muối tạo kết tủa hoặc khí, muối có thể tác dụng với dung dịch axit.
Mục lục Giải bài tập SGK Hóa học 9 theo chương
Chương 1: Các loại hợp chất vô cơ
Chương 2: Kim loại
Chương 3: Phi kim. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Chương 4: Hiđrocacbon. Nhiên liệu
Chương 5: Dẫn xuất của Hiđrocacbon. Polime
+ Mở rộng xem đầy đủ