Giải câu 6 trang 34 – Bài 6 – SGK môn Hóa học lớp 12
Để tráng bạc một số ruột phích, người ta phải thủy phân 100 gam saccarozơ, sau đó tiến hành phản ứng tráng bạc. Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra, tính khối lượng AgNO3 cần dùng và khối lượng Ag tạo ra. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
- Số mol Saccarozơ là: nC12H22O11=100342 (mol)
- Phương trình phản ứng hóa học:
C12H22O11+H2Oxt,to→C6H12O6+C6H12O6
100342 → 100342 100342 (mol)
C5H11O5CHO+2AgNO3+3NH3+H2Oto→C5H11O5COONH4+2Ag↓+2NH4NO3
2.100342 → 2.2.100342 → 2.2.100342 (mol)
⇒ Khối lượng Ag sinh ra và AgNO3 cần dúng là:
mAg=2.2.100342.108=126,31(g)
mAgNO3=2.2.100342.170=198,83(g)
Ghi nhớ:
- Saccarozơ (C12H22O11) là loại đường phổ biến nhất, có nhiều trong thực vật, có nhiều trong cây mía.
- Tính chất vật lý: là chất kết tinh, không màu, không mùi, có vị ngọt, tan tốt trong nước, độ tan tăng nhanh theo nhiệt độ.
- Cấu tạo phân tử: Là mootj đissaccrit được cấu tạo từ một gốc glucozơ và một gốc frutozơ kết hợp với nhau qua nguyên tử oxi.
- Tính chất hóa học: tác dụng với Cu(OH)2, có phản ứng thủy phân.
- Tinh bột là chất rắn ở dạng bột vô định hình, màu trắng, không tan trong nước lạnh, được cấu tạo từ các mắt xích α- glucozơ tạo thành. Tinh bột có phản ứng thủy phân và phản ứng với iot.
- Xenlulozơ là chất rắn dạng sợi màu trắng không có mùi vị, không tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ. Phân tử tạo thành từ các β−glucozơ. Xenlulozơ có phản ứng thủy phân và phản ứng với axit nitric.