Giải câu 5 trang 34 – Bài 6 – SGK môn Hóa học lớp 12
a)
- Thủy phân saccarozơ:
C12H22O11+H2OH+,to→C6H12O6+C6H12O6
glucozơ fructozơ
- Thủy phân tinh bột:
(C6H10O5)n+nH2OH+,to→nC6H12O6
tinh bột glucozơ
- Thủy phân xenlulozơ:
(C6H10O5)n+nH2OH+,to→nC6H12O6
xenlulozơ glucozơ
b)
- Thủy phân tinh bột:
(C6H10O5)n+nH2OH+,to→nC6H12O6
tinh bột glucozơ
- Sản phẩm thu được là glucozơ, cho tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3
C5H11O5CHO+2AgNO3+3NH3+H2Oto→C5H11O5COONH4+2Ag↓+2NH4NO3
c)
- Đun nóng xenlulozơ với hỗn hợp HNO3/H2SO4 đặc
[C6H7O2(OH)3]n+3nHNO3to,H2SO4d→[C6H7O2(ONO2)3]n+3nH2O
Ghi nhớ:
- Saccarozơ (C12H22O11) là loại đường phổ biến nhất, có nhiều trong thực vật, có nhiều trong cây mía.
- Tính chất vật lý: là chất kết tinh, không màu, không mùi, có vị ngọt, tan tốt trong nước, độ tan tăng nhanh theo nhiệt độ.
- Cấu tạo phân tử: Là mootj đissaccrit được cấu tạo từ một gốc glucozơ và một gốc frutozơ kết hợp với nhau qua nguyên tử oxi.
- Tính chất hóa học: tác dụng với Cu(OH)2, có phản ứng thủy phân.
- Tinh bột là chất rắn ở dạng bột vô định hình, màu trắng, không tan trong nước lạnh, được cấu tạo từ các mắt xích α- glucozơ tạo thành. Tinh bột có phản ứng thủy phân và phản ứng với iot.
- Xenlulozơ là chất rắn dạng sợi màu trắng không có mùi vị, không tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ. Phân tử tạo thành từ các β−glucozơ. Xenlulozơ có phản ứng thủy phân và phản ứng với axit nitric.