Giải câu 5 trang 12 – Bài 2 – SGK môn Hóa học lớp 12
Tổng số miligam KOH để trung hòa hết lượng axit tự do và xà phòng hóa hết lượng este trong 1 gam chất béo gọi là chỉ số xà phòng hóa của chất béo. Tính chỉ số xà phòng hóa của mẫu chất béo có chỉ số axit bằng 7 chứa tristearoylglixerol còn lẫn một lượng axit stearic.
- Chỉ số axit của mẫu chất béo tristearoylglixerol trên là 7.
=> Khối lượng KOH để trung hòa axit lf 0,007g.
=> nKOH=0,00756=0,125.10−3(mol).
- Khối lượng C17H35COOH trong 1g chất béo là:
0,125.10−3.284=35,5.10−3(g)
- Số mol tristearoylglixerol trong 1g chất béo là:
1−35,5.10−3890=1,0837.10−3(mol)
- Phương trình hóa học:
(C17H35COO)3C3H5+3KOH→3C17H35COOK+C3H5(OH)3
=> nKOH=3.1,0837.10−3(mol)
=> mKOH=3.1,0837.10−3.56.1000=182(mg)
- Vậy chỉ số xà phòng hóa của chất béo tristearoylglixerol trên là:
182+7=189
Ghi nhớ:- Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hòa tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ không phân cực.- Chất béo là trieste cảu glixerol với axit béo, gọi chung là triglixerit hay là triaxylglixerol.- Tính chất vật lý: Ở nhiệt độ thường chất béo ở trạng thái lỏng hoặc rắn.- Tính chất hóa học: Chất béo có phản ứng thủy phân, phản ứng xà phòng hóa, phản ứng cộng hiđro với chất béo lỏng.- Ứng dụng: Chất béo thường là thức ăn quan trọng của con người, là nguồn dinh dưỡng cung cấp cho hoạt động cơ thể.