Loading [MathJax]/jax/output/HTML-CSS/fonts/TeX/fontdata.js

Giải câu 5 trang 101 – Bài 22 – SGK môn Hóa học lớp 12

Để làm sạch một mẫu thủy ngân có lẫn tạp chất là kẽm, thiếc, chì người ta khuấy mẫu thủy ngân này trong dung dịch HgSO4 dư.
a. Hãy giải thích phương pháp làm sạch và viết phương trình hóa học.
b. Nếu bạc có lẫn tạp chất là kim loại nói trên, hãy làm cách nào để loại bỏ được tạp chất? Viết phương trình hóa học..
Lời giải:
a.  Khuấy mẫu thủy ngân có lẫn các tạp chất kẽm, thiếc, chì trong dung dịch HgSO4 dư xảy ra các phản ứng:
 
HgSO4+ZnZnSO4+Hg
 
HgSO4+SnSnSO4+Hg
 
HgSO4+PbPbSO4+Hg
 
Như vậy các tạp chất Zn,Sn,Pb bị hòa tan hết. Lọc lấy thu thủy ngân tinh khiết.
 
b.  Nếu bạc có lẫn các tạp chất kẽm, thiếc, chì ta cho hỗn hợp vào dung dịch AgNO3 dư để loại bỏ tạp chất
 
Zn+2AgNO3Zn(NO3)2+2Ag
 
Sn+2AgNO3Sn(NO3)2+2Ag
 
Pb+2AgNO3Pb(NO3)2+2Ag
 
Khi đó các kim loại bị hòa tan hết trong dung dịch AgNO3 lọc lấy kết tủa thu được Ag tinh khiết.

Ghi nhớ:

- Nguyên tử của hầu hết các nguyên tố kim loại có số electron ở lớp ngoài cùng ít.

- Trong tinh thể kim loại, nguyên tử và ion kim loại nằm ở những nút của những nút mạng tinh thể. Các electron hóa trị chuyển động tự do trong mạng tinh thể.

- Liên kết kim loại là liên kết được hình thành giữa các nguyên tử và ion kim loại trong mạng tinh thể do sự tham gia của các electron tự do.

- Các kim loại đều dẫn điện, dẫn nhiệt, dẻo, có ánh kim là do các electron tự do trong kim loại gây ra. Các kim loại đều có tính khử.