Giải câu 3 trang 64 – Bài 13 – SGK môn Hóa học lớp 12

Phân biệt sự trùng hợp và trùng ngưng về các mặt: phản ứng, monome và phân tử của polime so với monome. Lấy ví dụ minh họa.

Lời giải:
- Về mặt phản ứng: trùng hợp và trùng ngưng đều là các quá trình kết hợp (thực hiện phản ứng cộng) các phân tử nhỏ thành phân tử lớn
- Về monome:
   + Monome tham gia phản ứng trùng hợp là phải có liên kết bội hoặc vòng không bền.
   + Monome tham gia phản ứng trùng ngưng là trong phân tử có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng.
Phân tử khối của polime trong trùng hợp bằng tổng của n monome tham gia trùng hợp.
Phân tử khối của monome trong trùng ngưng cũng bằng tổng của n monome tham gia trùng ngưng trừ đi các phân tử nhỏ giải phóng ra.
 

Ghi nhớ:

- Polime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị cơ sở (gọi là mắt xích) liên kết với nhau tạo nên.

- Tính chất vật lý: Hầu hết các polime là chất rắn, không bay hơi, không có nhiệt độ nóng chảy xác định, nhiều polime có tính dẻo.

- Tính chất hóa học: Phản ứng phân cắt mạch polime khi bị thủy phân, phản ứng cộng với axit (giữ nguyên mạch polime), Phản ứng tăng mạch polime: nhiều polime có thể nối với nhau.

- Để điều chế polime: Phản ứng trùng hợp kết hợp nhiều phân tử nhỏ monome giống nhau thành phân tử lớn và phản ứng trùng ngưng kết hợp nhiều phân tử nhỏ monome thành phân tử lớn đồng thời giải phóng phân tử nhó khác.

Bài 13: Đại cương về polime
Giải bài tập SGK Hóa học 12
+ Mở rộng xem đầy đủ