Loading [MathJax]/jax/output/HTML-CSS/fonts/TeX/fontdata.js

Giải câu 3 trang 163 – Bài 36 – SGK môn Hóa học lớp 12

Cho 32 gam hỗn hợp gồm MgO,Fe2O3CuO tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch H2SO4 2M. Khối lượng muối thu được là :
A. 60 gam.
B. 80 gam.
C. 85 gam.
D. 90 gam.
Lời giải:
Đáp án B.
 
- Gọi x,y,z lần lượt là số mol của MgO,Fe2O3CuO
- Các phương trình phản ứng :
MgO+H2SO4MgSO4+H2O
Fe2O3+3H2SO4Fe2(SO4)3+3H2O
CuO+H2SO4CuSO4+H2O
 
- nH2SO4=0,3.2=0,6(mol) =(x+3y+z)
- Khối lượng các oxit:
     32=x(24+16)+y(56.2+16.3)+x(64+16)
32=(24x+56.2y+24z)+16(x+3y+z)
(24x+56.2y+24z)=22,4
- Khối lượng muối thu được là :
     m=mMgSO4+mFe2(SO4)3+mCuSO4
m=x(24+96)+y(56.2+96.3)+x(64+96)
m=(24x+2.56y+64z)+96(x+3y+z)
m=22,4+96.0,6=80(gam).

Ghi nhớ:

- Niken(Ni) ở ô 28, thuộc nhóm VIIIB, chu kì 4 trong bảng tuần hoàn. Niken là kim loại màu trắng bạc, rất cứng, là kim loại có tính khử yếu hơn sắt, tác dụng với nhiều đơn chất và hợp chất nhưng không tác dụng với hiđro.

- Kẽm(Zn) ở ô 30, thuộc nhóm IIB, chu kì 4 trong bảng tuần hoàn. Kẽm là kim loại màu lam nhạt, là kim loại hoạt động có tính khử mạnh hơn sắt.

- Chì(Pb) ở ô 82, thuộc nhóm IVA, chu kì 6 trong bảng tuần hoàn. Chì là kim loại màu trắng hơi xanh, ở điều kiện thường chì tác dụng với oxi của không khí tạo ra màng oxit bảo vệ cho kim loại không tiếp tục oxi hóa.

- Thiếc(Sn) ở ô 50, thuộc nhóm IVA, chu kì 5 trong bảng tuần hoàn. Là kim loại màu trắng bạc, hoạt động yếu.