Trả lời câu hỏi trang 135 – Bài 30 - SGK môn Hóa học lớp 12
1. Thí nghiệm 1: So sánh khả năng phản ứng của Na,Mg,Al với nước
2. Thí nghiệm 2: Nhôm tác dụng với dung dịch kiềm
3. Thí nghiệm 3: Tính chất lưỡng tính của Al(OH)3
Lời giải:
1. Thí nghiệm 1: So sánh khả năng phản úng của Na,Mg,Al với nước.
- Hiện tượng: Khi chưa đun:
+ Ống 1: Khí thoát ra mạnh, dung dịch thu được có màu hồng.
+ Ống 2 và ống 3 không có hiện tượng.
- Giải thích: Ống 1 xảy ra phản ứng.
Na+H2O→NaOH+12H2↑
Khí thoát ra là H2 dung dịch thu được là dung dịch kiềm nên phenolphtalein chuyển màu hồng.
- Ống 2+3: Không có hiện tượng do Mg phản ứng chậm với H2O còn Al có lớp bảo vệ Al(OH)3.
- Khi đun sôi:
+ Ống 2: Dung dịch thu được có màu hồng nhạt.
+ Ống 3: Không có hiện tượng.
Giải thích: Ống 2: Mg tác dụng với nước nhanh hơn tạo ra dung dịch bazơ yếu nên dung dịch có màu hồng nhạt.
+ Ống 3: Lớp bảo vệ Al(OH)3 ngăn không cho Al tác dụng với nước.
Kết luận: Khả năng phản ứng với nước Na>Mg>Al.
2. Thí nghiệm 2: Nhôm tác dụng với dung dịch kiềm.
- Hiện tượng: Có bọt khí thoát ra.
Khi cho Al vào dung dịch NaOH thì lớp Al2O3 trên bề mặt Al bị bào mòn.
Al2O3+2NaOH→2NaAlO2+H2O.
- Al mất lớp bảo vệ Al2O3 tác dụng với nước:
2Al+6H2O→2Al(OH)3+3H2.
Al(OH)3 sinh ra lại tan trong dung dịch kiềm
Al(OH)3+NaOH→NaAlO2+2H2O.
2 phản ứng xảy ra xen kẽ nhau đến khi Al tan hoàn toàn.
3. Thí nghiệm 3: Tính chất lưỡng tính của Al(OH)3.
- Hiện tượng: Nhỏ NH3 vào cả 2 ống đều xuất hiện kết tủa trắng
- Kết tủa trắng là Al(OH)3 tạo thành sau phản ứng:
AlCl3+3H2O+3NH3→Al(OH)3+3NH4Cl.
- Kết tủa trắng tan.
- Kết tủa tan là do Al(OH)3 phản ứng với axit và kiềm tạo ra muối tan:
Al(OH)3+3HCl→AlCl3+3H2O.
Al(OH)3+NaOH→NaAlO2+2H2O.
- Kết tủa trắng xuất hiện rồi lại tan.
- Kết tủa trắng là Al(OH)3 sau đó tan trong axit dư.
NaAlO2+H2O+HCl→Al(OH)3+NaHCO3.
Kết luận : Al(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính.
Ghi nhớ:Nhôm có thể tác dụng được với:+ Nước+ Kiềm+ Al(OH)3 là bazơ có tính lưỡng tính.
Mục lục Giải bài tập SGK Hóa học 12 theo chương
Chương 1: Este - Lipit
Chương 2: Cacbohiđrat
Chương 3: Amin, Amino axit và protein
Chương 4: Polime và vật liệu polime
Chương 5: Đại cương về kim loại
Chương 6: Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm
Chương 7: Sắt và một số kim loại quan trọng
Chương 8: Phân biệt một số chất vô cơ
Chương 9: Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường
+ Mở rộng xem đầy đủ