Trả lời câu hỏi trang 80 – Bài 16 - SGK môn Hóa học lớp 9
1. Thí nghiệm 1: Sự đông tụ protein khi đung nóng
2. Thí nghiệm 2: Phản ứng màu biure
3. Thí nghiệm 3: Tính chất của một vài vật liệu polime khi đun nóng
4. Thí nghiệm 4: Phản ứng của một vài vật liệu polime với kiềm
Quan sát hiện tượng và giải thích
Lời giải:
1. Thí nghiệm 1: Sự đông tụ protein khi đun nóng.
- Hiện tượng: Dung dịch protein đục dần sau đó đông tụ lại thành từng mảng bám vào thành ống nghiệm.
- Giải thích: Vì thành phần chính của lòng trắng trứng là protein nên dễ bị đông tụ khi đun nóng.
2. Thí nghiệm 2: Phản ứng màu biure.
- Hiện tượng: Dung dịch xuất hiện màu tím đặc trưng.
- Giải thích: Do tạo ra Cu(OH)2 theo PTHH:
2NaOH+CuSO4→Na2SO4+Cu(OH)2.
Phản ứng giữa Cu(OH)2 với các nhóm peptit −CO−NH− tạo ra sản phẩm màu tím.
3. Thí nghiệm 3: Tính chất của một vài vật liệu polime khi đun nóng.
- Hiện tượng: Khi hơ nóng các vật liệu:
+ PVC bị chảy ra trước khi cháy, cho nhiều khói đen, khí thoát ra có mùi xốc khó chịu.
+ PE bị chảy ra thành chất lỏng, mới cháy cho khí, có một ít khói đen.
+ Sợi len và vải sợi cháy mạnh, khí thoát ra không có mùi.
- Giải thích:
PVC cháy theo PTHH :
(C2H3Cl)n+52nO2→2nCO2+nH2O+nHCl.
Phản ứng cho khí HCl nên có mùi xốc.
PE cháy theo PTHH:
(C2H2)n+3nO2→2nCO2+2nH2O.
Phản ứng cho khí CO2 nên không có mùi xốc.
- Sợi len và vải sợi xenlulozơ cháy theo PTHH:
(C6H10O5)n+6nO2→6nCO2+5nH2O.
Khí thoát ra là CO2 không có mùi.
Ghi nhớ:Protein đông tụ khi đun nóng, có phản ứng màu biure, một số vật liệu polime bị đốt cháy có mùi, một vài vật liệu polime có phản ứng với kiềm.
Mục lục Giải bài tập SGK Hóa học 12 theo chương
Chương 1: Este - Lipit
Chương 2: Cacbohiđrat
Chương 3: Amin, Amino axit và protein
Chương 4: Polime và vật liệu polime
Chương 5: Đại cương về kim loại
Chương 6: Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm
Chương 7: Sắt và một số kim loại quan trọng
Chương 8: Phân biệt một số chất vô cơ
Chương 9: Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường
+ Mở rộng xem đầy đủ