Giải câu 3 trang - Bài 9 - SGK môn Hóa học lớp 11
Hãy chỉ ra những tính chất hóa học chung và khác biệt giữa axit nitric và axit sunfuric. Viết các phương trình hóa học để minh họa.
Lời giải:
- Những tính chất khác nhau:
+ Với axit \(H_2SO_4\) loãng có tính axit, còn \(H_2SO_4\) đặc mới có tính oxi hoá mạnh, còn axit \(HNO_3\) dù là axit đặc hay loãng đề có tính oxi hoá mạnh khi tác dụng với các chất có tính khử.
+ \(H_2SO_4\) loãng không tác dụng được với các kim loại đứng sau hiđro trong dãy hoạt động hoá học như axit \(HNO_3\).
\( Fe + H_2SO_4 (loãng) → FeSO_4 + H_2↑ \)
\( Cu + H_2SO_4\) (loãng) : không có phản ứng
- Những tính chất chung:
+ Với axit \(H_2SO_4\) loãng và \(HNO_3\) đều có tính axit mạnh
+ Thí dụ:
Đổi màu chất chỉ thị: Quỳ tím chuyển thành màu hồng
Tác dụng với bazơ, oxit bazơ không có tính khử (các nguyên tố có số oxi hoá cao nhất):
\( 2Fe(OH)_2 + 3H_2SO_4 → Fe_2(SO_4)_3+ 6H_2O\)
\(Fe_2O_3 + 6HNO_3 → 2Fe(NO_3)_3 + 3H_2O\)
\(HNO_3 + CaCO_3 → Ca(NO_3)_2 + H_2O + CO_2↑ \)\( H_2SO_4 + Na_2SO_3 → Na_2SO_4 + H_2O + SO_2↑ \)
+ Với axit \(H_2SO_4\)(đặc) và axit \(HNO_3\) đều có tính oxi hoá mạnh
+ Thí dụ:
Tác dụng được với hầu hết các kim loại (kể cả kim loại đứng sau hiđro trong dãy hoạt động hoá học) và đưa kim loại lên số oxi hoá cao nhất.
\(Fe + 4HNO_3 → Fe(NO_3)_3 + NO↑ + 2H_2O\)
\(Cu + 2H_2SO_4(đặc) → CuSO_4 + SO_2↑ + 2H_2O\)
Tác dụng với một số phi kim (đưa phi kim lên số oxi hoá cao nhất)
\(C + 2H_2SO_4(đặc) → CO_2↑ + 2SO_2↑ + 2H_2O\)
\( S + 2HNO_3 → H_2SO_4 + 2NO↑\)
Tác dụng với hợp chất( có tính khử)
\( 3FeO + 10HNO_3 → 3Fe(NO_3)_3 + NO↑ + 5H_2O\)
\(2Fe(OH)_2 + 4H_2SO_4(đặc) → Fe_2(SO_4)_3 + SO_2↑ + H_2O\)
Cả hai axit khi làm đặc nguội đều làm \(Fe\) và \(Al\) bị thụ động hoá (có thể dùng bình làm bằng nhôm và sắt để đựng axit nitric và axit sunfuaric đặc)
- Axit nitric tinh khiết là chất lỏng, không màu, bốc khói mạnh trong không khí ẩm.
- Axit nitric có tính axit và tính oxi hóa.
- Axit nitric có rất nhiều ứng dụng quan trọng. Phần lớn axit nitric sản xuất ra được dùng để điều chế phân đạm. Ngoài ra nó còn được dùng để sản xuất thuốc nổ.
- Trong phòng thí nghiệm để điều chế một lượng nhỏ axit nitric, người ta đun hỗn hợp natri nitrat hoặc kali nitrat rắn với axit sunfuric đặc.
- Tất cả các muối nitrat đều dễ tan trong nước và là chất điện li mạnh. Trong dung dịch loãng, chúng phân li hoàn toàn thành các ion.
Tham khảo lời giải các bài tập Bài 9: Axit nitric và muối nitrat khác
Giải câu 1 trang - Bài 9 - SGK môn Hóa học lớp 11 Viết công thức electron,...
Giải câu 2 trang - Bài 9 - SGK môn Hóa học lớp 11 Lập các phương trình...
Giải câu 3 trang - Bài 9 - SGK môn Hóa học lớp 11 Hãy chỉ ra những tính...
Giải câu 4 trang - Bài 9 - SGK môn Hóa học lớp 11 a) Trong phương trình hóa...
Giải câu 5 trang - Bài 9 - SGK môn Hóa học lớp 11 Viết phương trình hóa...
Giải câu 6 trang - Bài 9 - SGK môn Hóa học lớp 11 Khi hòa tan 30,0 g hỗn...
Giải câu 7 trang - Bài 9 - SGK môn Hóa học lớp 11 Để điều chế 5,000...
Mục lục Giải bài tập SGK Hóa học 11 theo chương
Chương 1: Sự điện li
Chương 2: Nitơ - Photpho
Chương 3: Cacbon - Silic
Chương 4: Đại cương về hóa học hữu cơ
Chương 5: Hidrocacbon no
Chương 6: Hidrocacbon không no
Chương 7: Hiđrocacbon thơm. Nguồn Hiđrocacbon thiên nhiên. Hệ thống hóa về Hiđrocacbon
Chương 8: Dẫn xuất Halogen - Ancol - Phenol
Chương 9: Anđehit - Xeton - Axit cacboxylic
+ Mở rộng xem đầy đủ