Giải câu 1 trang 10 - Bài 2- SGK môn Hóa học lớp 11
Phát biểu các định nghĩa axit, axit một nấc và nhiều nấc, bazơ, hiđroxit lưỡng tính, muối trung hoà, muối axit. Lấy các thí dụ minh hoạ và viết phương trình điện li của chúng.
Lời giải:
1. Axit: Theo thuyết A-rê-ni-ut, axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation \(H^+\).
2. Axit một nấc: Axit một nấc là chất khi tan trong nước, mỗi phân tử phân li ra một ion \(H^+\).
2. Axit một nấc: Axit một nấc là chất khi tan trong nước, mỗi phân tử phân li ra một ion \(H^+\).
Thí dụ: \(HCl\) (\(HCl → H^+ + Cl^–\))
3. Axit nhiều nấc: Axit nhiều nấc là chất khi tan trong nước, mỗi phân tử phân li ra nhiều ion \(H^+\).Thí dụ: \(H_2SO_4 , H_3PO_4\),... (\({{H}_{2}}S{{O}_{4}}\to 2{{H}^{+}}+SO_{4}^{2-} \))4. Bazơ: Theo thuyết A-rê-ni-ut, bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion \(OH^-\).
Thí dụ: \(NaOH\) → \(Na^+ + OH^–\)
5. Hiđroxit lưỡng tính: Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như bazơ.
- Theo thuyết A-rê-ni-ut :
+ Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation \(H^+\).
+ Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion \(OH^-\).
- Muối là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại và anion gốc axit.
Thí dụ: \(NaOH\) → \(Na^+ + OH^–\)
5. Hiđroxit lưỡng tính: Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như bazơ.
\(Zn(OH)_2\) \( \rightleftarrows \) \(Zn^{2+} + 2OH^– \) (tính bazơ )
\(Zn(OH)_2 \)\( \rightleftarrows \) \( ZnO_2^{2-} + 2H^+\) (tính axit )
6. Muối trung hòa: Muối trung hòa là muối mà anion axit không còn hiđro có khả năng phân li ra ion \(H^+\)
Thí dụ: \(NaCl, Na_2CO_3, Na_2HPO_3\),...
7. Muối axit: Muối axit là muối mà anion axit vẫn còn hiđro có khả năng phân li ra \(H^+\).
Thí dụ: \(NaHCO_3\) (\(NaHC{{O}_{3}}\to {{H}^{+}}+N{{a}^{+}}+CO_{3}^{2-}\))
Kết luận :- Theo thuyết A-rê-ni-ut :
+ Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation \(H^+\).
+ Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion \(OH^-\).
- Muối là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại và anion gốc axit.
Tham khảo lời giải các bài tập Bài 2: Axit, bazơ và muối khác
Giải câu 1 trang 10 - Bài 2- SGK môn Hóa học lớp 11 Phát biểu các định...
Giải câu 2 trang 10 - Bài 2- SGK môn Hóa học lớp 11 Viết phương trình...
Giải câu 3 trang 10 - Bài 2- SGK môn Hóa học lớp 11 Theo thuyết A-rê-ni-ut,...
Giải câu 4 trang 10 - Bài 2- SGK môn Hóa học lớp 11 Đối với dung dịch axit...
Giải câu 5 trang 10 - Bài 2- SGK môn Hóa học lớp 11 Đối với dung dịch axit...
Mục lục Giải bài tập SGK Hóa học 11 theo chương
Chương 1: Sự điện li
Chương 2: Nitơ - Photpho
Chương 3: Cacbon - Silic
Chương 4: Đại cương về hóa học hữu cơ
Chương 5: Hidrocacbon no
Chương 6: Hidrocacbon không no
Chương 7: Hiđrocacbon thơm. Nguồn Hiđrocacbon thiên nhiên. Hệ thống hóa về Hiđrocacbon
Chương 8: Dẫn xuất Halogen - Ancol - Phenol
Chương 9: Anđehit - Xeton - Axit cacboxylic
+ Mở rộng xem đầy đủ