Giải bài 4 trang 179 - SGK môn Hóa học lớp 11 nâng cao
Bảng phẩn ứng hóa học, hãy phân biệt các chất trong các nhóm sau:
a) Etan; etilen và axetilen
b) Butadien và but-1-en
c) But-1-en và but-2-en.
a)
Phân biệt: \(CH_3-CH_3; CH_2=CH_2; CH≡CH\)
+ Dùng dung dịch \(AgNO_3/NH_3\) nhận biết được \(C_2 H_2\) vì tạo ra kết tủa vàng nhạt.
\(CH≡CH + 2[Ag(NO_3)_2]OH→AgC≡CAg + 4NH_3 + 2H_2O\)
+ Dùng dung dịch \(Br_2\) nhận biết được \(C_2H_4 \)vì nó làm mất màu dung dịch \(Br_2\):
\(CH_2=CH_2 + Br_2→CH_2 Br-CH_2 Br\)
Mẫu còn lại là \(C_2H_6.\)
b)
Phân biệt: \(CH≡C-CH_2-CH_3; CH_2=CH- CH=CH_2\)
+ Dùng dung dịch \(AgNO_3/NH_3\) nhận biết được \(CH≡C-CH_2-CH_3\) vì tạo ra kết tủa vàng nhạt.
\(CH≡C-CH_2-CH_3 + [Ag(NO_3)_2]OH→CAg≡C-CH_2-CH_3 + 2NH_3 + H_2O\)
Mẫu còn lại là \(CH_2=CH- CH=CH_2\)
c)
Phân biệt: \(CH≡C-CH_2-CH_3; CH_3-C≡C-CH_3\) nhận biết được \(CH≡C-CH_2-CH_3\) vì tạo ra kết tủa vàng nhạt.
\(CH≡C-CH_2-CH_3 + [Ag(NO_3)_2]OH→CAg≡C-CH_2-CH_3 + 2NH_3 + H_2O\)
Mẫu còn lại là \( CH_3-C≡C-CH_3\)
Ghi nhớ:
Ankin trong phân tử còn H ở C nối ba có phản ứng thế ion bạc kim loại tạo kết tủa vàng nhạt
Ankin, anken, ankađien đều làm mất màu nước brom