Giải bài 4 trang 169 SGK Hóa học 11

Một loại khí thiên nhiên có thành phần trăm về thể tích các khí như sau: 85,0% metan; 10,0% etan; 2,0% nitơ và 3,0% cacbon đioxit.
 
a. Tính thể tích khí (đktc) cần để đun nóng 100,0 lít nước từ \(20^oC\) lên \(100^oC\), biết nhiệt toả ra khi đốt 1 mol metan, 1 mol etan lần lượt bằng: 880kJ; 1560kJ và để nâng 1 ml nước lên \(1^o\) cần 4,18J.
b. Nếu chuyển được toàn bộ hiđrocacbon trong 1,000.103 \(m^3\) khí trên (đktc) thành axetilen, sau đó thành vinyl clorua với hiệu suất toàn bộ quá trình bằng 65,0% thì sẽ thu được bao nhiêu kilogam vinyl clorua?
Lời giải:
a) Nhiệt lượng cần để để đun nóng 100 lít nước từ \(20^oC \) lên \(100^oC\)
 
\(4,18\times(100 – 20).105 = 334.105 (J) = 334.102 KJ.\)
 
Gọi số mol khí thiên nhiên là \(x\) mol.
 
Vậy: số mol \(CH_4\)\(0,85x \,\,mol\); số mol \(C_2H_6\) là \(0,1x \,\,mol.\)
 
Do đó: \(0,85x\) mol \(CH_4\) tỏa ra nhiệt lượng là: \(880 . 0,85x = 748\) (kJ).
           \(0,1x\) mol \(C_2H_6\) tỏa ra nhiệt lượng là \(1560 .0,10x = 156x\) (kJ).
 
Ta có: \(748x + 156x = 334\times102 \Rightarrow x = 36,9 mol.\)
 
Vậy thể tích khí thiên nhiên cần dùng để đun nóng 100 lít nước từ \(20^oC\) lên \(100^oC\) là \(22,4x = 827\) lít.
 
b) \(827\) lít khí thiên nhiên có \(0,85x\) mol \(CH_4\) và \(0,1x\) mol \(C_2H_6\)
 
   \(10^6\)  lít khí thiên nhiên có a mol \(CH_4\) và \(b\) mol \(C_2H_6\).
 
\(a=\frac{10^6x.0,85x.36,9}{827}=3,79.10^4molCH_4\)
 
\(b=\frac{10^6x.0,1x.36,991}{827}=4,46.10^3molC_2H_6\)
 
\(2C_2H_4 → C_2H_2 → C_2H_3Cl\)
 
 2 mol                          1mol
 
\(3,79.104 mol\)              \(1,9.104 mol\)
 
\(C_2H_6 → C_2H_2 → C_2H_3Cl\)
 
1 mol                         1 mol
 
\(4,46.103 mol\)             \(4,46.103 mol\)
 
Số mol \(C_2H_3Cl\) thực tế thu được:
 
\((1,9.104 + 4,46.103).0,65 = 1,52.104 (mol)\)
 
Khối lượng \(C_2H_3Cl\) thực tế thu được:
 
\(1,52.104 . 62,5 = 95.104 (g) = 950 kg. \)