Giải Bài thực hành 2 trang 63 - Bài 14 - SGK môn Hóa học lớp 11
Thí nghiệm 1. Tính oxi hóa của axit nitric
Thí nghiệm 2. Tính oxi hóa của muối kali nitrat nóng chảy
Thí nghiệm 3. Phân biệt một số loại phân bón hóa học
Lời giải:
Thí nghiệm 1. Tính oxi hóa của axit nitric
- Dụng cụ: 2 ống nghiệm, đèn cồn, bông tẩm, bộ giá thí nghiệm
- Hóa chất: \(HNO_3, NaOH\).
- Tiến hành thí nghiệm: Như SGK.
- Hiện tượng:
+ Mảnh đồng tan dần, dung dịch trong ống nghiệm chuyển thành màu xanh đậm dần.
+ Ở ống 1: Có khí màu nâu thoát ra.
+ Ở ống 2: Có khí không màu thoát ra nhanh hơn và lên khỏi bề mặt dung dịch thì hóa nâu.
- Giải thích:
+ Cho mảnh Cu vào ống nghiệm chứa \(HNO_3\) đặc có khí \(NO_2\) màu nâu bay ra vì \(HNO_3\) đặc bị khử đến \(NO_2\). Dung dịch chuyển sang màu xanh do tạo ra \(Cu(NO_3)_2\).
+ Cho mảnh Cu vào ống nghiệm chứa \(HNO_3\) loang và đun nóng có khí NO không màu bay ra, sau chuyển thành \(NO_2\) màu nâu đỏ. Đ chuyển sang màu xanh lam của \(Cu(NO_3)_2\).
- Phương trình hóa học:
\(Cu + 4HNO_ {3\,đặc} → Cu(NO_3)_2 + 2NO_2↑ + 2H_2O\)
\(3Cu + 8HNO_{3\,loãng} → 3Cu(NO_3)_2 + 2NO↑ + 4H_2O\)
\( 2NO + O_2 → 2NO_2\)
Thí nghiệm 2. Tính oxi hóa của muối kali nitrat nóng chảy
- Dụng cụ: Giá sắt, ống nghiệm, chậu cát, đèn cồn, kẹp sắt.
- Hóa chất: \(KNO_3\).
- Tiến hành thí nghiệm: như SGK.
- Hiện tượng:
+ Mẩu than bùng cháy trong \(KNO_3\) nóng chảy, có tiếng nổ lách tách do \(KNO_3\) bị phân hủy.
- Giải thích: Hòn than cháy mãnh liệt hơn vì có \(O_2\). Có tiếng nổ lách tách là do \(KNO_3\) nhiệt phân giải phóng khí \(O_2\).
- Phương trình hóa học:
\( 2 KNO_3 → 2KNO_2 + O_2↑\)
\( C + O_2 → CO_2\)
Thí nghiệm 3. Phân biệt một số loại phân bón hóa học
- Dụng cụ: 3 Ống nghiệm.
- Hóa chất: amoni sunfat, kali clorua và supephotphat kép.
- Tiến hành thí nghiệm: Như SGK.
- Hiện tượng: Các mẫu phân đều tan và tạo dung dịch không màu.
+ Phân đạm amoni sunfat: Ống nghiệm có khí thoát ra mùi khai chứa dd \((NH_4)_2SO_4\).
\( 2NaOH + (NH_4)_2SO_4 → Na_2SO_4 + 2NH_3↑ + 2H_2O\)
\(NH_4^+ + OH^- → NH_3↑ + H_2O\)
+ Phân kali clorua và phân supephotphat kép:
Ở ống nghiệm có ↓trắng => dd KCl
Ống nghiệm không có ↓ => dd \(Ca(H_2PO_4)_2\)
\( AgNO_3 + KCl → AgCl↓ + KNO_3\)
\(Ag^+ + Cl^- → AgCl↓\)
Mục lục Giải bài tập SGK Hóa học 11 theo chương
Chương 1: Sự điện li
Chương 2: Nitơ - Photpho
Chương 3: Cacbon - Silic
Chương 4: Đại cương về hóa học hữu cơ
Chương 5: Hidrocacbon no
Chương 6: Hidrocacbon không no
Chương 7: Hiđrocacbon thơm. Nguồn Hiđrocacbon thiên nhiên. Hệ thống hóa về Hiđrocacbon
Chương 8: Dẫn xuất Halogen - Ancol - Phenol
Chương 9: Anđehit - Xeton - Axit cacboxylic
+ Mở rộng xem đầy đủ