Giải câu 8 trang 147– Bài 34 – SGK môn Hóa học lớp 10
Nung nóng 3,27g hỗn hợp bột các kim loại Zn và Fe trong bột S dư.
Chất rắn thu được sau phản ứng được hòa tan hoàn toàn bằng dung dịch H2SO4 loãng, nhận thấy có 1,344 lít khí (đktc) thoát ra.
a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b) Xác định khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Theo đề bài cho, bột S dư nên Fe và Zn tác dụng hết với S.
a) Phương trình hóa học của phản ứng:
Zn+S→ZnS
x → x (mol).
Fe+S→FeS
y → y (mol).
ZnS+H2SO4→ZnSO4+H2S
x x (mol)
FeS+H2SO4→FeSO4+H2S
y y (mol)
Đặt nZn=x(mol).
nFe=y(mol).
Ta có nH2S=1,34422,4=0,06(mol).
Theo đề ra ta có hệ phương trình {65x + 56y = 3,27 x + y = 0,06
Giải hệ phương trình trên ta được:
x = 0,04 mol, y = 0,02 mol.
b) Khối lượng mỗi kim loại:
mZn=65.0,04=2,6(g)
mFe=56.0,02=1,12(g)
Ghi nhớ :
- Nguyên tử oxi có 2 lớp electron, lớp ngoài cùng có 6 electron được phân thành 2 phân lớp : phân lớp 2s có 2e, phân lớp 2p có 4e.
- Nguyên tử lưu huỳnh có 2 lớp electron, lớp ngoài cùng có 6 electron được phân thành 2 phân lớp : phân lớp 3s có 2e, phân lớp 3p có 4e.
- Độ âm điện của nguyên tử oxi là 3,44, lưu huỳnh là 2,58.
- Oxi và lưu huỳnh là những nguyên tố phi kim ó tính oxi hóa mạnh.
- Dung dịch hiđro sunfua trong nước ó tính axit yếu.
- Lưu huỳnh đioxit có tính oxi hóa và tính khử.
- Axit sunfuric loãng ó tính chất chung của axit còn axit sunfuric đặc có tính chất riêng là tính oxi hóa rất mạnh và tính háo nước.