Loading [MathJax]/jax/output/HTML-CSS/fonts/TeX/fontdata.js

Giải câu 7 trang 167- Bài 39 - SGK môn Hóa học lớp 10

Trong số các cân bằng sau, cân bằng nào sẽ chuyển dịch và dịch chuyển theo chiều nào khi giảm dung tích của bình phản ứng xuống ở nhiệt độ không đổi:
a) CH_{4\,(k)} + H_2O_{(k)} ⇄ CO_{(k)} + 3H_{2\,(k)}.
b) CO_{2\,(k)} + 2H_{2\,(k)} ⇄ CO_{(k)}+ H_2O.
c) 2SO_{2\,(k)} + O_{2\,(k) }⇄ 2SO_{3(k)}.
d) 2HI → H_2 + I_2.
e) N_2O_{4\,(k)} → 2NO_{2\,(k)}.

Lời giải:

Giảm dung tích của bình phản ứng xuống ở nhiệt độ không đổi, tức là tăng áp suất của bình nên:
a) Cân bằng chuyển dịch theo chiều hướng nghịch.
b) Cân bằng không chuyển dịch.
c) Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
d) Cân bằng không chuyển dịch.
e) Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.

Ghi nhớ :
- Tốc độ phản ứng tăng khi tăng nồng độ chất phản ứng, tăng áp suất (nếu là chất khí), tăng nhiệt độ cho phản ứng, có mặt chất xúc tác.
- Cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi tốc độ phản ứng thuận và tốc độ phản ứng nghịch bằng nhau.
- Sự chuyển dịch cân bằng là sự di chuyển từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác do tác động của các yếu tố từ bên ngoài lên cân bằng.