Giải câu 5 trang 132 - Bài 30 - SGK môn Hóa học lớp 10
1,10g hỗn hợp bột sắt và bột nhôm tác dụng vừa đủ với 1,28g bột lưu huỳnh.
a) Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
b) Tính tỉ lệ phần trăm của sắt và nhôm trong hỗn hợp ban đầu theo lượng chất và khối lượng chất.
Gọi nFe=x(mol),nAl=y(mol)→56x+27y=1,1(1)
nS=1,2832=0,04(mol).
a) Phương trình hóa học của phản ứng
Fe+S→FeS
x x (mol).
2Al+3S→Al2S3
y 3y2 ( mol)
-nS=x+3y2=0,04(mol)(2)
Từ (1) và(2) ta có hệ phương trình:
{56x+27y=1,1x+1,5y=0,04
Giải hệ phương trình ta có x=0,01mol,y=0,02mol.
b) Tỉ lệ phần trăm của sắt và nhôm trong hỗn hợp ban đầu:
mAl=0,02.27=0,54(g)
mFe=0,01.56=0,56(g).
%mAl=0,541,1×100%=49,09%
%mFe=100%−49,09%=50,9%
Phần trăm số mol mỗi chất:
%nFe=0,01.1000,01+0,02=33,33%, %nAl=100−33,33=66,67%
Ghi nhớ :
- Lưu huỳnh có 2 dạng thù hình : Lưu huỳnh tà phương và lưu huỳnh đơn tà.
- Lưu huỳnh có tính oxi hóa và tính khử.
- Trong tự nhiên, lưu huỳnh có nhiều ở dạng đơn chất, tạo thành những mỏ lớn trong vỏ Trái Đất. Ngoài ra lưu huỳnh còn có ở dạng hợp chất như các muối sunfat, sunfua,...