Giải câu 2 trang 153- Bài 36- SGK môn Hóa học lớp 10
Tìm một số thí dụ cho mỗi loại phản ứng nhanh và chậm mà em quan sát được trong cuộc sống và trong phòng thí nghiệm.
Một số thí dụ về phản ứng nhanh, chậm quan sát được :
- Phản ứng nhanh:
Phản ứng cháy của C2H2 trong đèn xì oxi - axetilen
C2H2+52O2→2CO2+H2O
Phản ứng giữu hai dung dịch AgNO3 và NaCl
AgNO3+NaCl→AgCl+NaNO3
- Phản ứng chậm: Sự lên men rượu, sự gỉ sắt.
Phản ứng gỉ sắt:
4Fe+3O2→2Fe2O3
Phản ứng lên men rượu:
C6H12O6→2C2H5OH+2CO2
Ghi nhớ :
- Tốc độ phản ứng thường được xác định bằng độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian.
- Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.
- Khi tăng áp suất, nồng độ chất khí tăng theo, nên tốc độ phản ứng tăng.
- Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng.
- Khi tăng diện tích tiếp xúc của các chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.
- Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng còn lại sau khi phản ứng kết thúc.