Loading [MathJax]/jax/element/mml/optable/Arrows.js

Giải câu 9 trang 213 – Bài 50 – SGK môn Hóa học lớp 10 Nâng cao

 Hằng số cân bằng KC của phản ứng:
 
H2(k)+Br2(k)2HBr(k)  730oC là 2,18.106
 
Cho 3,20 mol HBr vào trong bình phản ứng dung tích 12,0 lít ở 730°C. Tính nồng độ của H2, Br2 và HBr ở trạng thái cân bằng.
Lời giải:

Ta có: CMHBr=nV=3,212=0,27 M

Gọi nồng độ của H2 và Br2 phản ứng là x

 H2(k)+Br2(khí)2HBr
Phản ứng:x x  
Cân bằng:x x (0,27 - 2x)
 
Ta có:
K_C=\frac{[HBr]^2}{[H_2][Br_2]}=\frac{(0,27-2x)^2}{x^2}=2,18.10^6\\ \Rightarrow x=1,82.10^{-4}\ M
 
Vậy:

[H_2] = [Br_2] = 1,82.10^{-4} M;\\ [HBr] = 0,27 - [H_2]-[Br_2]=0,27-2.1,82.10^{-4} ≈ 0,27M.

 

 

Ghi nhớ :
- Phản ứng một chiều là phản ứng chỉ xảy ra một chiều từ trái sang phải.
- Phản ứng thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau.
- Cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.
- Sự chuyển dịch cân bằng hóa học là sự di chuyển từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác do tác động của các yếu tố từ bên ngoài lên cân bằng.
- Khi tăng hoặc giảm áp suất chung của hệ cân bằng thì cân bằng bao giờ cũng chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động của việc tăng hoặc giảm áp suất đó.
- Chất xúc tác không ảnh hưởng đến cân bằng hóa học.