Processing math: 100%

Giải câu 9 trang 203 – Bài 49 – SGK môn Hóa học lớp 10 Nâng cao

Hai mẩu đá vôi hình cầu có cùng thể tích là 10,00 cm3(thể tích hình cầu V=43πr3, r là bán kính của hình cầu).
 
a) Tính diện tích mặt cầu của mỗi mẩu đá đó (diện tích mặt cầu S=4πr2).
 
b) Nếu chia một mẩu đá trên thành 8 quả cầu bằng nhau, mỗi quả cầu có thể tích là 1,25 cm3. So sánh tổng diện tích mặt cầu của 8 quả cầu đó với diện tích mặt cầu của mỗi mẩu đá 10,00 cm3.
 
Cho mỗi mẩu đá trên (một mẩu với thể tích 10,00 cm3, mẩu kia gồm 8 quả cầu nhỏ) vào mỗi cốc đều chứa dung dịch HCl cùng nồng độ. Hỏi tốc độ phản ứng trong cốc nào lớn hơn? Giải thích.
Lời giải:
a) Áp dụng công thức tính thể tích khối cầu:
 
V=43πr310=43πr3r=310.34πS=4πr2=4.π.3(10.34π)2S=4π35,7
 
b)
 
4.π.3(1,25.34π)2=4π30,09Snh=8.Snh=32π30,09SnhSln=32π30,094π35,7=2(ln)
 
Vậy tổng diện tích của 8 quả cầu nhỏ lớn hơn gấp hai lần diện tích quả cầu lớn.
 Tốc độ phản ứng trong cốc chứa 8 quả cầu nhỏ sẽ lớn hơn, do diện tích tiếp xúc với HCl lớn hơn.
 

Ghi nhớ :
- Tốc độ phản ứng thường được xác định bằng độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian.
- Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.
- Khi tăng áp suất, nồng độ chất khí tăng theo, nên tốc độ phản ứng tăng.
- Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng.
- Khi tăng diện tích tiếp xúc của các chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.
- Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng còn lại sau khi phản ứng kết thúc.