Processing math: 100%

Giải câu 7 trang 203 – Bài 49 – SGK môn Hóa học lớp 10 Nâng cao

 Cho 6 gam kẽm hạt vào một cốc đựng dung dịch H2SO4 4M (dư) ở nhiệt độ thường. Nếu giữ nguyên các điều kiện khác, chỉ biến đổi một trong các điều kiện sau đây thì tốc độ phản ứng biến đổi như thế nào (tăng lên, giảm xuống hay không đổi)?
 
a) Thay 6 gam kẽm hạt bằng 6g kẽm bột.
 
b) Thay dung dịch H2SO4 4M bằng dung dịch H2SO4 2M.
 
c) Thực hiện phản ứng ở nhiệt độ cao hơn (khoảng 50°C).
 
d) Dùng thể tích dung dịch H2SO4 4M gấp đôi ban đầu.
Lời giải:
a) Tốc độ phản ứng tăng lên (tăng diện tích bề mặt).
 
- Do cùng 1 lượng kẽm thì kẽm bột có diện tích tiếp xúc bề mặt lớn hơn kém hạt.
 
b) Tốc độ phản ứng giảm xuống (giảm nồng độ chất phản ứng).
 
- Nồng độ dung dịch H2SO4 sẽ giảm chỉ còn 1 nửa nên phản ứng xảy ra chậm hơn.
 
c) Tốc độ phản ứng tăng lên (tăng nhiệt độ).
 
- Do nhiệt độ có ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng , nhiệt độ càng cao phản ứng xảy ra càng nhanh.
 
d) Tốc độ phản ứng không thay đổi.
 
- Do nồng độ chất ta vẫn là 4M không thay đổi nên không làm tahy đổi tốc độ phản ứng.

Ghi nhớ :
- Tốc độ phản ứng thường được xác định bằng độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian.
- Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.
- Khi tăng áp suất, nồng độ chất khí tăng theo, nên tốc độ phản ứng tăng.
- Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng.
- Khi tăng diện tích tiếp xúc của các chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.
- Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng còn lại sau khi phản ứng kết thúc.