Loading [MathJax]/jax/output/HTML-CSS/fonts/TeX/fontdata.js

Giải câu 7 trang 110 – Bài 26 – SGK môn Hóa học lớp 10 Nâng cao

Hợp chất A (không chứa clo) cháy được trong khí clo tạo ra nitơ và hiđro clorua.
 
a) Xác định công thức phân tử của khí A, biết rằng tỉ lệ giữa thể tích khí clo tham gia phản ứng và thể tích nitơ tạo thành là 3: 1.
 
b) Viết phương trình hóa học của phản ứng giữa A và clo.
 
c) Tính số oxi hóa của tất cả các nguyên tố trước và sau phản ứng.
Lời giải:

a) Xác định công thức khí A:

Sơ đồ phản ứng: A+Cl2N2+2HCl

Theo sơ đồ ta thấy: Cứ 1 thể tích Cl2 tương ứng tạo ra thể tích khí HCl là:

VCl2:VN2=3:1VHCl:VN2=6:1nN:nH=1:3

Vậy trong phân tử A có 3 nguyên tố H và 1 nguyên tử N. Công thức phân tử của A là: NH3.

b) Phương trình phản ứng của A với clo:
 
2NH3+3Cl2N2+6HCl
 
c) Số oxi hóa của các chất sau phản ứng là:
 
- Trong NH3: N có số oxi hóa là -3, H có số oxi hóa là +1.
 
- Trong Cl2: Số oxi hóa của 2 nguyên tử clo là 0.
 
- Trong N2: Số oxi hóa của 2 nguyên tử Nito là 0.
 
- Trong HCl: Số oxi hóa của nguyên tử H là +1, Số oxi hóa của nguyên tử Clo là -1.

Ghi nhớ: 

- Phản ứng hóa hợp là phản ứng mà số oxi hóa của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi, tức là có thể là phản ứng oxi hóa - khử hoặc không là phản ứng oxi hóa - khử.

- Phản ứng phân hủy là phản ứng mà số oxi hóa của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi, tức là có thể là phản ứng oxi hóa - khử hoặc không là phản ứng oxi hóa - khử.

- Phản ứng thế là phản ứng bao giờ cũng có sự thay đổi số oxi hóa các nguyên tố, nên các phản ứng thế là phản ứng oxi hóa - khử.

- Phản ứng trao đổi là phản ứng mà số oxi hóa các nguyên tố không thay đổi, nên phản ứng trao đổi không là phản ứng oxi hóa khử.