Processing math: 100%

Giải câu 6 trang 110 – Bài 26 – SGK môn Hóa học lớp 10 Nâng cao

Glixerol trinitrat là chất nổ đinamit. Đó là một chất lỏng có công thức phân tử C3H5O9N3, rất không bền, bị phân hủy tạo ra CO2,H2O,N2O2.
 
a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng phân hủy glixerol trinitrat.
b) Hãy lính thể tích khí sinh ra khi làm nổ 1kg chất nổ này. Biết rằng ở điều kiện phản ứng, 1 mol khí có thể tích là 50 lít.
Lời giải:

a) Phương trình hóa học của các phản ứng phân hủy glixerol trinitrat:

4C3H5O9N3t12CO2+10H2O+6N2+O2

b) Thể tích khí sinh ra:
Theo phản ứng: Cứ 4 mol glixerol trinitrat khi nổ tạo ra 29 mol chất khí
Vậy 1kg glixerol trinitrat khi nổ tạo ra n (mol) chất khí
Số mol của 1kg glixerol là:
nglixerol=mM=1000227=4,405(mol)
nkhí=4,405.294=31,936(mol)
 
Vì 1 mol khí có thể tích là 50 lít nên Thể tích khí thu được là:
Vkhí=n×50=31,936×50=1596,8(lít)

Ghi nhớ: 

- Phản ứng hóa hợp là phản ứng mà số oxi hóa của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi, tức là có thể là phản ứng oxi hóa - khử hoặc không là phản ứng oxi hóa - khử.

- Phản ứng phân hủy là phản ứng mà số oxi hóa của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi, tức là có thể là phản ứng oxi hóa - khử hoặc không là phản ứng oxi hóa - khử.

- Phản ứng thế là phản ứng bao giờ cũng có sự thay đổi số oxi hóa các nguyên tố, nên các phản ứng thế là phản ứng oxi hóa - khử.

- Phản ứng trao đổi là phản ứng mà số oxi hóa các nguyên tố không thay đổi, nên phản ứng trao đổi không là phản ứng oxi hóa khử.