Loading [MathJax]/jax/output/HTML-CSS/fonts/TeX/fontdata.js

Giải câu 5 trang 112 – Bài 27 – SGK môn Hóa học lớp 10 Nâng cao

 Hãy nêu ra ví dụ về phản ứng hóa hợp của:
 
a) Hai đơn chất.
 
b) Hai hợp chất.
 
c) Một đơn chất và một hợp chất.
 
Hãy cho biết các phản ứng đó có phải là phản ứng oxi hóa-khử hay không? Giải thích.
Lời giải:

a) Hai đơn chất:

2H_2+O_2\to 2H_2O(1)\\ H_2+Cl_2\xrightarrow{ánh\ sáng}2HCl(2)

Cả hai phản ứng trên đều là phản ứng oxi hóa khử vì:

- Ở phản ứng (1) Số oxi hóa của H tăng từ 0\to +1, số oxi hóa của Oxi giảm từ 0\to -2.

- Ở phản ứng (2) Số oxi hóa của H tăng từ 0\to +1, số oxi hóa của Clo giảm từ 0\to -1.

b) Hai hợp chất:

CaO+H_2O\to Ca(OH)_2(3)\\ SO_3+H_2O\to H_2SO_4(4)

Không phải là phản ứng oxi hóa khử vì số oxi hóa của các chất không thay đổi.

c) Một đơn chất và 1 hợp chất:

2SO_2+O_2\xrightarrow{t{}^\circ }2SO_3(5)\\ 4FeO+O_2\xrightarrow{t{}^\circ }2Fe_2O_3(6)

- Ở phản ứng (5) Số oxi hóa của S thay đổi từ +4\to 6, số oxi hóa của Oxi thay đổi từ 0\to -2.

- Ở phản ứng (6) Số oxi hóa của Fe thay đổi từ +2\to +3, số oxi hóa của Oxi thay đổi từ 0\to -2.

 

Ghi nhớ:
- Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng có xảy ra sự thay đổi số oxi hóa giữa các chất tham gia phản ứng.
+ Tổng số electron do chất khử nhường bằng tổng số electron do chất oxi hóa nhận.
+ Sự oxi hóa là sự tăng số oxi hóa của một nguyên tố.
+ Sự khử là sự giảm số oxi hóa của một nguyên tố.
+ Chất oxi hóa là chất chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm.
+ Chất khử là chất chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng.