Processing math: 100%

Giải câu 4 trang 172 – Bài 43 – SGK môn Hóa học lớp 10 Nâng cao

Đun nóng một hỗn hợp bột gồm 2,97g Al và 4,08g S trong môi trường kín không có không khí, được sản phẩm là hỗn hợp rắn A. Ngâm A trong dung dịch HCl dư, thu được hỗn hợp khí B.
 
a) Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng.
 
b) Xác định thành phần định tính và khối lượng các chất trong hỗn hợp A.
 
c) Xác định thành phần định tính và thể tích các chất trong hỗn hợp khí B ở điều kiện tiêu chuẩn.
Lời giải:

a)

 nAl=mM=2,9727=0,11 molnS=mM=4,0832=0,1275 mol

b) Theo sơ đồ phản ứng trên ta có:
 
Hỗn hợp rắn A: nAl2S3=0,0425 mol ; nAldư=0,025 mol.
 
mAl dư=n×M=0,025×27=0,675(gam)mAl2S3=n×M=0,0425×150=6,375(gam)
 
c)
Từ phương trình (2): nH2=1,5.nAl dư=0,0375(mol)VH2=n×22,4=0,0375.22,4=0,84(lít)
 
Từ (3): nH2S=0,1275(mol)VH2S=0,1275.22,4=2,856(lít)

Ghi nhớ :
- Lưu huỳnh có 2 dạng thù hình : Lưu huỳnh tà phương và lưu huỳnh đơn tà.
- Lưu huỳnh có tính oxi hóa và tính khử.
- Trong tự nhiên, lưu huỳnh có nhiều ở dạng đơn chất, tạo thành những mỏ lớn trong vỏ Trái Đất. Ngoài ra lưu huỳnh còn có ở dạng hợp chất như các muối sunfat, sunfua,...