Giải câu 3 trang 80 – Bài 18 – SGK môn Hóa học lớp 10 Nâng cao
Mô tả liên kết hóa học trong phân tử BeH2, phân tử BF3, phân tử CH4 theo thuyết lai hóa.
Lời giải:
- Phân tử BeH2: Một obitan s và một obitan p của nguyên tử beri tham gia lai hóa để tạo thành 2 obitan lai hóa sp hướng về hai phía đối xứng nhau. Hai obitan này sẽ xen phủ với 2 obitan ls chứa 1 electron của hai nguyên tử hiđro tạo thành 2 liên kết σ giữa Be–H.
Sơ đồ:
- Phân tử BF3: Trong nguyên tử B một obitan s tham gia lai hóa với 2 obitan p tạo thành 3 obitan lai hóa sp2 định hướng từ tâm đến 3 đỉnh của tam giác đều. 3 obitan này xen phủ với 3 obitan p của flo để tạo thành 3 liên kết σ giữa B−F.
Sơ đồ:
- Phân tử CH4: 1AOs và 3AOp của nguyên tử cacbon đã tiến hầnh lai hóa để tạo thành 4 obitan lai hóa sp3 định hướng từ tâm đến 4 đỉnh của hình tứ diện đều, các trục đối xứng của chúng tạo với nhau 1 gốc 109o28′. 4 obitan lai hóa sp3 sẽ xen phủ với 4 obitan s của 4 nguyên tử H để tạo 4 liên kết σ giữa C−H
Sơ đồ:
Ghi nhớ:
- Sự lai hóa obitan nguyên tử là sự tổ hợp “trộn lẫn” một số obitan trong một nguyên tử để được từng ấy obitan lai hóa giống nhau nhưng định hướng khác nhau trong không gian. Có 3 kiểu lại hóa thường gặp là lai hóa sp,sp2,sp3.
- Sự xen phủ trục: Là sự xen phủ trong đó trục của các obitan tham gia liên kết trùng với đường lối tâm của hai nguyên tử liên kết gọi là sự xen phủ trục. Sự xen phủ trục tạo liên kết σ.
- Sự xen phủ bên: Là sự xen phủ trong đó trục của các obitan tham gia liên kết song song với nhau và vuông góc với đường nối tâm của hai nguyên tử liên kết được gọi là sự xen phủ bên. Sự xen phủ bên tạo liên kết π.
- Liên kết σ được hình thành do sự xen phủ giữa hai obitan hóa trị của hai nguyên tử tham gia liên kết dọc theo trục liên kết.
- Liên kết π là liên kết được hình thành do sự xen phủ giữa 2 obitan hóa trị của 2 nguyên tử tham gia liên kết ở hai bên trục liên kết (xen phủ bên).
- Liên kết đơn là liên kết do sự xen phủ 2 obitan liên kết theo dọc trục liên kết. Liên kết đôi là liên kết được hình thành do 2 cặp electron liên kết. Trong liên kết đôi có 1 liên kết σ (bền hơn) và 1 liên kết π (kém bền hơn). - Liên kết ba là liên kết được hình thành do 3 cặp electron liên kết. Trong liên kết ba có 1 liên kết σ và 2 liên kết π.
Tham khảo lời giải các bài tập Bài 18: Sự lai hóa các obitan nguyên tử. Sự hình thành liên kết đơn, liên kết đôi và liên kết ba khác
Giải câu 1 trang 80 – Bài 18 – SGK môn Hóa học lớp 10 Nâng cao Thế nào là sự lai hóa?
Giải câu 2 trang 80 – Bài 18 – SGK môn Hóa học lớp 10 Nâng cao Lấy các ví dụ minh...
Giải câu 3 trang 80 – Bài 18 – SGK môn Hóa học lớp 10 Nâng cao Mô tả liên...
Giải câu 4 trang 80 – Bài 18 – SGK môn Hóa học lớp 10 Nâng cao Mô tả sự hình thành...
Giải câu 5 trang 80 – Bài 18 – SGK môn Hóa học lớp 10 Nâng cao Thế nào là sự xen...
Giải câu 6 trang 80 – Bài 18 – SGK môn Hóa học lớp 10 Nâng cao Thế nào là liên kết...
Giải câu 7 trang 80 – Bài 18 – SGK môn Hóa học lớp 10 Nâng cao Thế nào là liên kết...
Giải câu 8 trang 80 – Bài 18 – SGK môn Hóa học lớp 10 Nâng cao Mô tả sự hình...
Mục lục Giải bài tập SGK Hóa học 10 Nâng cao theo chương
Chương 1: Nguyên tử
Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và Định luật tuần hoàn
Chương 3: Liên kết hóa học
Chương 4: Phản ứng hóa học
Chương 5: Nhóm halogen
Chương 6: Nhóm oxi
Chương 7: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
+ Mở rộng xem đầy đủ