Processing math: 100%

Giải câu 3 trang 136 – Bài 33 – SGK môn Hóa học lớp 10 Nâng cao

Người ta có thể điều chế KCl bằng:
 
a) một phản ứng hóa hợp.
 
b) một phản ứng phân hủy.
 
c) một phản ứng trao đổi.
 
d) một phản ứng thế.
 
1. Hãy dẫn ra phản ứng cho mỗi trường hợp trên.
 
2. Trường hợp nào là phản ứng oxi hóa-khử? Trong đó số oxi hóa của nguyên tố clo thay đổi như thế nào?
Lời giải:

1) Phản ứng:

a) một phản ứng hóa hợp:

2K0+Cl022K+1Cl1

b) một phản ứng phân hủy.

2KCl+5O3MnO2,t2KCl1+3O02

c) một phản ứng trao đổi:

K2SO4+BaCl2BaSO4+2KCl

 
d) một phản ứng thế:
 
K0+H+1Cl1K+1Cl1+H02
2)

- a) Đây là phản ứng oxi hóa khử vì có sự thay đổi số oxi hóa:

K0K+1Cl0Cl1

- b) Đây là phản ứng oxi hóa khử vì có sự thay đổi số oxi hóa:

Cl+5Cl1O2O0

- c) Đây không phải phản ứng oxi hóa khử vì không có sự thay đổi số oxi hóa.
- d) Đây là phản ứng oxi hóa khử vì có sự thay đổi số oxi hóa của:
K0K+1H+1H02
Số oxi hóa hóa của Clo không thay đổi.

Ghi nhớ :
1. Cấu tạo nguyên tử và phân tử của các halogen :
- Bán kính nguyên tử tăng dần từ flo đến iot.
- Lớp ngoài cùng có 7 electron.
- Phân tử gồm 2 nguyên tử, liên kết là cộng hóa trị không cực.
2. Tính chất hóa học :
- Tính oxi hóa : Oxi hóa được hầu hết kim loại, nhiều phi kim và hợp chất.
- Tính oxi hóa giảm dần từ flo đến iot.