Giải câu 3 trang 110 – Bài 26 – SGK môn Hóa học lớp 10 Nâng cao
Phản ứng | Sơ đồ | Có sự thay đổi số oxi hóa | Không có sự thay đổi số oxi hóa |
Hóa hợp | A+B→AB | ||
Phân hủ | AB→A+B | ||
Thế | AB+C→AC+B | ||
Trao đổi | AB+CD→AC+BD |
Hãy điển các ví dụ vào ô trống, mỗi ô ghi lại 2 phương trình hóa học (nếu có) không trùng với các phản ứng trong bài học, có ghi rõ số oxi hóa của các nguyên tố. Để trống các ô không phản ứng thích hợp.
Phản ứng | Sơ đồ | Có sự thay đổi số oxi hóa | Không có sự thay đổi số oxi hóa |
Hóa hợp | A+B→AB | 4Na0+O02→2Na+12O−2 | CaO+CO2→CaCO3 |
Phân hủy | AB→A+B | 2KCl+7O−23t∘→2KCl+1+3O02 | MgCO3t∘→MgO+CO2↑ |
Thế | AB+C→AC+B | Mg0+2H+1Cl→Mg+2Cl2+H02↑ | |
Trao đổi | AB+CD→AC+BD | 3KOH+AlCl3→Al(OH)3+3KCl |
Ghi nhớ:
- Phản ứng hóa hợp là phản ứng mà số oxi hóa của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi, tức là có thể là phản ứng oxi hóa - khử hoặc không là phản ứng oxi hóa - khử.
- Phản ứng phân hủy là phản ứng mà số oxi hóa của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi, tức là có thể là phản ứng oxi hóa - khử hoặc không là phản ứng oxi hóa - khử.
- Phản ứng thế là phản ứng bao giờ cũng có sự thay đổi số oxi hóa các nguyên tố, nên các phản ứng thế là phản ứng oxi hóa - khử.
- Phản ứng trao đổi là phản ứng mà số oxi hóa các nguyên tố không thay đổi, nên phản ứng trao đổi không là phản ứng oxi hóa khử.