Loading [MathJax]/jax/output/HTML-CSS/fonts/TeX/fontdata.js

Giải câu 2 trang 75 – Bài 17 – SGK môn Hóa học lớp 10 Nâng cao

Hãy giải thích sự hình thành cặp electron liên kết giữa nguyên tử C và các nguyên tử H trong phân tử CH4, giữa nguyên tử O và các nguyên tử H trong phân tử H2O, giữa nguyên tử S và các nguyên tử H trong phân tử H2S.

Lời giải:
Giải thích:- Trong phân tử CH4, nguyên tử cacbon bỏ ra 4 electron lớp ngoài cùng tạo thành 4 cặp electron chung với 4 nguyên tử hiđro. Mỗi nguyên tử trong phân tử CH4 đều đạt được cấu hình bền của nguyên tử khí hiếm gần nhất: Mỗi nguyên tử hiđro có 2 electron (giống He), còn nguyên tử cacbon có 8 electron lớp ngoài cùng (giống Ne).
- Trong phân tử H2O, nguyên tử oxi bỏ ra 2 electron lớp ngoài cùng tạo thành 2 cặp electron chung với 2 nguyên tử hiđro. Mỗi nguyên tử trong phân tử H2O đều đạt được cấu hình bền của nguyên tử khí hiếm gần nhất: Mỗi nguyên tử hiđro có 2 electron (giống He), còn nguyên tử oxi có 8 electron lớp ngoài cùng (giống Ne).
- Trong phân tử H2S, nguyên tử lưu huỳnh bỏ ra 2 electron lớp ngoài cùng tạo thành 2 cặp electron chung với 2 nguyên tử hiđro. Mỗi nguyên tử trong phân tử H2S đều đạt được cấu hình bền của nguyên tử khí hiếm gần nhất: Mỗi nguyên tử hiđro có 2 electron (giống He ), còn nguyên tử lưu huỳnh có 8 electron lớp ngoài cùng.

Ghi nhớ:
- Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung. Liên kết cộng hóa trị có 2 loại là liên kết cộng hóa trị giữa phân tử hợp chất và giữa phân tử hợp chất.
- Liên kết cho - nhận là cặp e dùng chung chỉ do một nguyên tử đóng góp.
- Sự xen phủ của các obitan nguyên tử có được do liên kết cộng hóa trị giữa phân tử hợp chất và phân tử đơn chất.