Trả lời câu hỏi trang 193 – Bài 48 - SGK môn Hóa học lớp 10 Nâng cao

- Thí nghiệm 1: Điều chế và chứng minh tính khử của hiđro sunfua.

- Thí nghiệm 2: Điều chế và chứng minh tính chất hóa học của lưu huỳnh đioxit.

- Thí nghiệm 3: Tính oxi hóa và tính háo nước của axit sunfuric đặc. 

Lời giải:

1. Thí nghiệm 1: Điều chế và chứng minh tính khử của hiđro sunfua.

- Hiện tượng:

+ Khí H2S cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh.

+ Nếu ngọn lửa có lẫn màu vàng thì do ống dẫn khí làm bằng thuỷ tinh kiềm (màu của ion Natri).

- PTHH:

2HCl+FeSFeCl2+H2O2H2S2+3O02t2S+4O2+2H2O2

- Vai trò của các chất tham gia phản ứng: H2S đóng vai trò là chất khử, Oxi đóng vài trò là chất oxi hóa.

2. Thí nghiệm 2: Điều chế và chứng minh tính chất hóa học của lưu huỳnh đioxit.

a) Tính khử:

- Hiện tượng: Có khí SO2 thoát theo sang ống nghiệm đựng dung dịch KMnO4

- PTHH:
Na2SO3+H2SO4Na2SO4+H2O+SO25S+4O2+2KMn+7O4+2H2OK2SO4+2Mn+2SO4+2H2S+6O4

- Vai trò của các chất: SO2 đóng vai trò là chất khử, KMnO4 đóng vai trò là chất oxi hóa.

b) Tính oxi hóa:

- Hiện tượng: Dung dịch trong ống nghiệm bị vẩn đục, có kết tủa màu vàng nhạt.

- Giải thích: là do SO2 oxi hóa H2S tạo thành S có màu vàng nhạt.

- PTHH:

S+4O2+2H2S23S0+2H2O

- Vai trò của các chất: SO2 đóng vai trò là chất oxi hóa, H2S đóng vai trò là chất khử.

3. Thí nghiệm 3: Tính oxi hóa và tính háo nước của axit sunfuric đặc. 

a) Tính oxi hóa:

- Hiện tượng: Ống nghiệm a từ dung dịch không màu chuyển sang màu xanh lam và có bọt khí bay lên. Ống nghiệm b có sủi bọt khí và quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

- Giải thích: Giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ là do SO2 hòa tan vào nước tạo thành dung dịch axit. H2SO4 đặc có tính oxi hóa rất là mạnh, khi H2SO4 tác dụng với đồng tạo CuSO4 màu xanh làm và khí SO2.

- PTHH: 

Ống nghiệm a: Cu+2H2OS4 đctCuSO4+SO2+2H2O

Ống nghiệm b: SO2+H2OH2SO3

- Vai trò: Cu đóng vai trò là chất khử, H2SO4 đc đóng vai trò là chất oxi hóa.

b) Tính khử:

- Hiện tượng: Đường chuyển dần sang màu vàng rồi chuyển sang màu đen, sau đó bắn lên miệng cốc đó là cacbon.

- Giải thích: Đường bị cháy thành than(C). Một phần C bị H2SO4  bị oxi hóa thành CO2. Khí CO2,SO2 sủi bọt lên cốc làm cho sản phẩm bên trong tràn ra ngoài.

- PTHH: 

C12H22O11xt:H2SO412C+11H2OC+H2SO4 đcCO2+SO2+2H2O

- Vai trò: C đóng vai trò là chất khử, H2SO4 đc đóng vai trò là chất oxi hóa.

 

Ghi nhớ:

- Hiđro sunfua có tính khử thể hiện ở số oxi hóa của lưu huỳnh là nhỏ nhất bằng -2 nên nó chỉ có thể nhường e để tăng lên các số oxi hóa khác.

- Lưu huỳnh đioxit có cả tính khử và tính oxi hóa.

H2SO4  đặc có tính háo nước cao, và tác dụng với các kim loại giải phóng các hợp chất khí của lưu huỳnh.

 

Giải bài tập SGK Hóa học 10 Nâng cao
+ Mở rộng xem đầy đủ