Processing math: 100%

Trả lời câu hỏi trang 192 – Bài 47 - SGK môn Hóa học lớp 10 Nâng cao

- Thí nghiệm 1: Tính oxi hóa của các đơn chất oxi và lưu huỳnh.

- Thí nghiệm 2: Tính khử của lưu huỳnh.

- Thí nghiệm 3: Sự biến đổi trạng thái của lưu huỳnh theo nhiệt độ.

Lời giải:

1. Thí nghiệm 1: Tính oxi hóa của các đơn chất oxi và lưu huỳnh.

- Đốt cháy một đoạn dây thép xoắn trên ngọn lửa đèn cồn rồi đưa nhanh vào bình đựng khí oxi:

+ Hiện tượng: Dây thép  cháy  trong  oxi  sáng  chói không thành  ngọn lửa, không khói, tạo ra các hạt nhỏ nóng chảy màu  nâu  bắn tung toé . Đó là Fe3O4

+ PTHH:

3Fe0+2O02tFe833O24

+ Vai trò của từng chất: Fe đóng vai trò là chất khử, còn Oxi đóng vai trò là chất oxi hóa.

- Cho  một ít hỗn hợp bột sắt và S vào đáy ống nghiệm. Đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi phản ứng xảy ra:

+ Hiện tượng: Hỗn hợp bột Fe và S trong ống nghiệm có màu vàng  xám  nhạt.  Khi đun trên ngọn lửa đèn cồn phản ứng xảy ra mãnh liệt, toả nhiều  nhiệt làm đỏ rực hỗn hợp và tạo thành hợp chất FeS màu xám đen.

+ PTHH:

Fe0+S0tFe+2S2

+ Vai trò của từng chất: Fe đóng vai trò là chất khử, còn S đóng vai trò là chất oxi hóa.

2. Thí nghiệm 2: Tính khử của lưu huỳnh.

- Hiện tượng: Lưu huỳnh cháy trong oxi mãnh liệt hơn nhiều so với ngoài không khí. Lưu huỳnh khi cháy ngoài không khí có ngọn lửa xanh nhạt, còn khi cháy trong oxi ngọn lửa sáng rực, tạo thành khói màu trắng, đó là khí SO2 có  lẫn SO3. Khí SO2 mùi hắc, khó thở, gây ho.

- PTHH:

S0+O02tS+4O222S+4O2+O02t2S+6O3

- Vai trò của từng chất: Lưu huỳnh đóng vai trò là chất khử, oxi đóng vai trò là chất oxi hóa.

3. Thí nghiệm 3: Sự biến đổi trạng thái của lưu huỳnh theo nhiệt độ.

- Hiện tượng: Màu sắc của lưu huỳnh từ lúc đầu (chất rắn, màu vàng) đến 3 giai đoạn tiếp theo (chất lỏng màu vàng linh động đến quánh nhớt màu đỏ nâu đến hơi màu da cam).

- Giải thích: Đây là hiện tượng nóng chảy của lưu huỳnh rắn, khi càng tăng cao nhiệt độ lưu huỳnh sẽ chuyển dần từ dang rắn sang lỏng rồi đặc quánh.

 

Ghi nhớ:

- Các đơn chất oxi và lưu huỳnh thể hiện tính oxi hóa.

- Lưu huỳnh đơn chất có số oxi hóa là 0 là số oxi hóa trung bình nên nó có cả tính khử.

- Khi đun nóng lưu huỳnh dưới ngọn đèn cồn lưu huỳnh sẽ dần dần bị nóng chảy và thay đổi trạng thái.

Giải bài tập SGK Hóa học 10 Nâng cao
+ Mở rộng xem đầy đủ