Loading [MathJax]/jax/output/HTML-CSS/fonts/TeX/fontdata.js

Trả lời câu hỏi trang 114 – Bài 28 - SGK môn Hóa học lớp 10 Nâng cao

Thí nghiệm 1: Phản ứng giữa kim loại và dung dịch axit.

Thí nghiệm 2: Phản ứng giữa kim loại và dung dịch muối.

Thí nghiệm 3: Phản ứng oxi hóa - khử giữa Mg và CO2.

Thí nghiệm 4: Phản ứng oxi hóa khử trong môi trường axit.

Lời giải:

1. Thí nghiệm 1: Phản ứng giữa kim loại và dung dịch axit.

- Hiện tượng: Có bọt khí không màu bay lên, đồng thời kẽm tan dần trong dung dịch axit.

- Giải thích: dung dịch H2SO4 loãng có thể tác dụng với kẽm ( các kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học)

PTHH:
Zn0+H+12SO4Zn+2SO4+H02

Theo phương trình trên kẽm đóng vai trò là chất khử vì nó nhường e và số oxi hóa tăng từ 0+2H2SO4 đóng vai trò là chất oxi hóa, nguyên tố H nhận e và số oxi hóa giảm từ +10.

2. Thí nghiệm 2: Phản ứng giữa kim loại và dung dịch muối.

- Hiện tượng: 

Trên mặt chiếc đinh được phủ dần một lớp đồng kim loại màu đỏ. Màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần do phản ứng tạo thành dung dịch FeSO4 không màu. 

- Giải thích: Do Fe có tính kim loại mạnh hơn Cu nên nó có thể đẩy Cu trong dung dịch muối tạo ra đồng kim loại có màu đỏ bám lên mặt đinh sắt, tạo ra dung dịch không màu FeSO4 làm nhạt màu xanh của dung dịch CuSO4.
 
PTHH:
Fe0+Cu+2SO4Fe+2SO4+Cu0
 
Theo phương trình trên :
 
+ Fe đóng vai trò là chất khử vì nó nhường e và số oxi hóa tăng từ Fe0Fe+2.
 
CuSO4 đóng vai trò là chất oxi hóa vì nguyên tố Cu thực hiện qua trình nhận e và số oxi hóa giảm từ Cu+2Cu0.
3. Thí nghiệm 3: Phản ứng oxi hóa - khử giữa Mg và CO2.
- Hiện tượng: Khi đốt Mg trong không khí sẽ cho ngọn lửa sáng chói. Đưa nhanh đầu dây đang cháy vào lọ đựng CO2, Mg tiếp tục cháy, tạo thành bột MgO màu trắng rơi 
xuống và muội than C màu đen xuất hiện. 

- Giải thích: 
CO2 là chất có tính oxi hóa , Mg có tính khử nên khi đưa một dải băng Magie đang cháy vào đáy một lọ chứa đầy khí CO2, Magie vẫn tiếp tục cháy đó là C (than - Cacbon) và MgO (magie oxit) .
 
PTHH:
 
Mg0+C+4O2tMg+2O+C0
 
4. Thí nghiệm 4: Phản ứng oxi hóa khử trong môi trường axit.
 
- Hiện tượng: Khi nhỏ từng giọt KMnO4 màu tím vào hỗn hợp dung dịch FeSO_4\ và\ H_2SO_4 trong ống nghiệm, lắc nhẹ, dung dịch mất dần màu tím.
 
- Giải thích:
KMnO_4  là chất oxi hóa mạnh, Fe^{2+} có tính khử nên khi cho vào dung dịch FeSO_4  và H_2SO_4  nó sẽ oxi hóa thành Fe^{2+} \to Fe^{3+} và khử Mn^{+7} \to Mn^{+2} do đó làm mất màu tím của KMnO_4 .
 
PTHH:
 
2KMn^{+7}O_4 + 10Fe^{+2}SO_4 + 8H_2SO_4 \to 5Fe^{+3}_2(SO_4)_3 + K_2SO_4 + 2Mn^{+2}SO_4 + 8H_2O
 
Trong đó: 
 
+KMnO_4 là chất oxi hóa.
 
FeSO_4 là chất khử.
Ghi nhớ:
- Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng có xảy ra sự thay đổi số oxi hóa giữa các chất tham gia phản ứng.
+ Tổng số electron do chất khử nhường bằng tổng số electron do chất oxi hóa nhận.
+ Sự oxi hóa là sự tăng số oxi hóa của một nguyên tố.
+ Sự khử là sự giảm số oxi hóa của một nguyên tố.
+ Chất oxi hóa là chất chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm.
+ Chất khử là chất chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng.
Giải bài tập SGK Hóa học 10 Nâng cao
+ Mở rộng xem đầy đủ