Trả lời câu hỏi trang 7 - Bài 2 - SGK môn GDCD lớp 8

a) Em có suy nghĩ gì về cách xử sự của Ma-ri Quy-ri, Dương Chấn và của Bác Hồ trong những câu chuyện trên?
b) Theo em, những cách xử sự đó có điểm gì chung? Vì sao?
c) Trong điều kiện hiện nay, theo em, việc học tập những tấm gương được có còn phù hợp nữa không? Vì sao?

Lời giải:
a) Cách xử sự của Ma-ri Quy-ri, Dương Chấn và của Bác Hồ là những tấm gương đáng để cho chúng ta học tập, noi theo và kính phục.
 
b) Cách xử sự của ba người có điểm chung đó là:
 
Họ sống thanh cao không vụ lợi, không hám danh, làm việc một cách vô tư có trách nhiệm mà không dòi hỏi bất cứ một điều kiện vật chất nào... Vì thế, người sống liêm khiết sẽ nhận được sự quý trọng tin cậy của mọi người, làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.
 
c) Trong điều kiện hiện nay, lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền có xu hướng ngày càng gia tăng thì việc học tập những tấm gương đó càng trở nên cần thiết và có ý nghĩa thiết thực. Bởi lẽ, điều đó:
 
+ Giúp mọi người phân biệt được hành vi thể hiện sự liêm khiết hoặc không liêm khiết trong cuộc sống hằng ngày.
 
+ Đồng tình, ủng hộ, quý trọng người liêm khiết, phê phán những hành vi thiếu liêm khiết: tham ô, tham nhũng, hám danh, hám lợi.
 
+ Giúp mọi người có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình đề rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết.

Ghi nhớ:

Liêm khiết làm một phần phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.

Sống liêm khiết sẽ làm cho con người thanh thản, nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người, góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.

Bài 2: Liêm khiết
+ Mở rộng xem đầy đủ