Trả lời câu 3 trang 59 - Bài 21 - SGK môn GDCD lớp 8

Điều 105 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ và quyền của anh, chị, em như sau : "Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau ; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con".
 
Câu hỏi:
 
a) Hãy tìm một câu ca dao, tục ngữ nói về quan hệ giữa anh chị em.
 
b) Việc thực hiện bổn phận trong ca dao, tục ngữ dựa trên cơ sở nào ? Nếu không thực hiện có bị xử phạt không? Hình thức phạt là gì?
 
c) Nếu vi phạm Điều 105 của Luật Hôn nhân và gia đình thì có bị xử phạt không? Vì sao?
Lời giải:
a) Ca dao, tục ngữ về quan hệ anh, chị, em:
 
     “Khôn ngoan đối đáp người ngoài,
      Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”
     “Em thuận, anh hòa là nhà có phúc”
 
b) Việc thực hiện các bổn phận trong ca dao, tục ngữ dựa trên cơ sở đạo đức xã hội. Nếu không thực hiện sẽ không bị cơ quan Nhà nước xử phạt nhưng sẽ bị dư luận xã hội lên án, người đời cười chê.
 
c) Nếu vi phạm Điều 105 Luật Hôn nhân và Gia đình thì sẽ bị xử phạt vì đây là quy định của pháp luật.

 

Ghi nhớ

Pháp luật là các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.

Bản chất pháp luật: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội (chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục)

Vai trò của pháp luật: Pháp luật là công cụ để thực hiện quản lí nhà nước, quản lí kinh tế, văn hóa xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, là phương tiện phát huy quyền làm chủ của công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đảm bảo công bằng xã hội.

Bài 21: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
+ Mở rộng xem đầy đủ