Trả lời Câu hỏi trang 26 - Bài 10 - SGK môn GDCD lớp 8

a) Em có suy nghĩ gì qua câu chuyện trên?


b) Vì sao Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước mặc dù chỉ với hai bàn tay không?


c) Em hiểu thế nào là tự lập?


d) Tự lập có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội?

Lời giải:
a)
Qua câu chuyện về Bác Hồ em thấy Bác Hồ là một người yêu nước nồng nàn. Bác đã thể hiện phẩm chất không sợ khó khăn, gian khổ có lòng tự tin vào bản thân và có ý chí tự lập cao.
 
Qua câu chuyện về Bác Hồ đã để lại cho chúng ta bài học về ý chí vươn lên trong cuộc sống, trong học tập, không ngại khó, ngại khổ, phải tự tin và phải có ý chí tự lập, tự rèn để thành công trong học tập, trong cuộc sống.
b) 
- Bác Hồ có lòng quyết tâm cao với sự hăng hái nhiệt huyết của tuổi trẻ, với lòng tự tin vào chính sức lực của mình;
 
- Bác Hồ là người có tính tự lập, tự lo liệu, không trông chờ, dựa dẫm phụ thuộc vào người khác, dám đương đầu với khó khăn gian khổ;
 
- Vì thế Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước mặc dù chỉ với hai bàn tay trắng.
c)
Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình, không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.
d)
- Người có tính tự lập thường thành công hơn trong cuộc sống.
 
- Họ xứng đáng nhận được sự kính trọng của mọi người.

 

Ghi nhớ

Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình, không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.

Tự lập thể hiện sự tự tin, bản lĩnh cá nhân dám đương đầu với những khó khăn, thử thách, ý chí nỗ lực phấn đấu, vươn lên trong học tập, trong công việc và trong cuộc sống.

Người có tính tự lập thường thành công trong cuộc sống và họ xứng đáng nhận được sự kính trọng của mọi người.






 
Bài 10: Tự lập
+ Mở rộng xem đầy đủ