Giải câu 4 trang 82 – Bài 7 - SGK môn GDCD lớp 12

Em hãy phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa khiếu nại và tố cáo bằng cách ghi ý kiến của em vào bảng dưới đây.

 Khiếu nại Tố cáo
Người có quyền  
Mục đích  
Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo  
Người có thẩm quyền giải quyết  
Lời giải:

Ta có bảng:

 Khiếu nạiTố cáo
Người có quyềnCá nhân, tổ chức, cơ quan có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hạiBất cứ công dân nào
Mục đíchKhôi phục quyền lợi và lợi ích hợp pháp của chính người khiếu nại đã bị xâm phạmPhát hiện, ngăn chặn các việc làm trái pháp luật xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, cơ quan.
Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáoĐiều 12 – Luật Khiếu nại 2011Điều 9 – Luật Tố cáo 2011
Người có thẩm quyền giải quyết
- Người đứng đầu cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại.
- Người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng, Thứ trưởng ở cơ quan ngang bộ, Trưởng Thanh tra Chính phủ.
 
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lí người bị tố cáo.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên của cơ quan, tổ chức có người bị tố cáo.
- Chánh Thanh tra các cấp, Tổng Thanh tra chính phủ.
- Các cơ quan tố tụng (Điều tra, Kiểm sát, Tòa án) nếu hành vi tố cáo có dấu hiệu hình sự.

 
 
Ghi nhớ:
Quyền khiếu nại, tố cáo là quyền dân chủ cơ bản của công dân được quy định trong Hiếp pháp, là công cụ để nhân dân thực hiện dân chủ trực tiếp trong những trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức bị hành vi trái pháp luật xâm hại.