Trả lời câu 2 trang 134 – Bài 37 – SGK môn Địa lý lớp 9

Căn cứ vào biểu đồ và bài 35, 36, hãy cho biết:
 
a) Đồng bằng sông Cửu Long có những thế mạnh gì để phát triển ngành thủy sản? (về điều kiện tự nhiên, ngồn lao động, cơ sở chế biến, thị trường tiêu thụ,...)
 
b) Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh đặc biệt trong nghề nuôi tôm xuất khẩu
 
c) Những khó khăn hiện nay trong phát triển ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nêu một số biện pháp khắc phục.
Lời giải:

a) Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản:

 - Điều kiện tự nhiên:

  + Tiếp giáp vùng biển rộng có nguồn lợi hải sản phong phú, có ngư trường trọng điểm Cà Mau - Kiên Giang.

  + Bờ biển dài có nhiều cửa sông, bãi triều, rừng ngập mặn thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn. Trên đất liền có nhiều mặt nước của sông rạch, ao, hồ thích hợp để nuôi thủy sản nước ngọt.

  + Lũ hàng năm ở sông Mê Công đem lại nguồn lợi thủy sản nước ngọt to lớn.

  + Khí hậu cận xích đạo, thời tiết ít biến động thuận lợi để nuôi trồng, đánh bắt quanh năm.

  + Nguồn thức ăn khá dồi dào từ trồng trọt, chăn nuôi.

 - Nguồn lao động đông và năng động, dân cư có truyền thống, nhiều kinh nghiệm nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản.

 - Công nghiệp chế biến thủy hải sản của vùng ngày càng được hoàn thiện; dịch vụ hậu cần nghề các được tăng cường như các cơ sở đóng và sửa chữa tàu biển, thức ăn cho cá tôm, nguồn giống...

 - Thị trường tiêu thụ rộng lớn, trong và ngoài nước.

b) Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh đặc biệt trong nghề nuôi tôm xuất khẩu:

 - Môi trường tự nhiên có nhiều lợi thế hơn các vùng khác trong nước:

  + Diện tích mặt nước có thể sử dụng để nuôi tôm lớn nhất cả nước (cả ở ven biển, ven đảo và nội địa).

  + Lũ hàng năm ở sông Mê Công đem lại nguồn lợi thủy sản nước ngọt to lớn.

  + Khí hậu cận xích đạo, thời tiết ít biến động thuận lợi để nuôi trồng, đánh bắt quanh năm.

 - Nguồn lao động đông, có truyền thống và có nhiều kinh nghiệm nuôi thủy sản, thích ứng linh hoạt với nền kinh tế thị trường.

 - Có nhiều cơ sở chế biến với quy mô lớn, trang thiết bị tương đối hiện đại.

 - Cá sản phẩm đã được xuất khẩu sang nhiều thị trường khó tính thị trường EU, Bắc Mĩ, Nhật Bản

c) Những khó khăn trong phát triển ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long

 - Sản lượng thủy sản ngày càng giảm sút đáng kể, môi trường nuôi trồng và khai thác suy thoái

 - Dịch bệnh phát triển tràn lan, ngày càng phức tạp, khó khăn cho kiểm soát

 - Cơ sở vật chất, kĩ thuật của ngành còn nhiều hạn chế, đặc biệt là các tàu hiện đại để đánh bắt xa bờ.

 - Công nghiệp chế biến phát triển chưa tương xứng với sự phát triển của ngành.

 - Sản phẩm chế biến chưa có sức cạnh tranh trên thị trường.

 - Chưa chủ động được nguồn giống, chất lượng sản phẩm chưa cao, thị trường tiêu thụ còn bị động.

* Một số biện pháp khắc phục:

 + Hiện đại hóa trang bị và nâng cao công suất tàụ thuyền đánh bắt, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ

 + Nâng cao chất lượng con giống, chú trọng việc tạo nguồn thức ăn thủy sản ổn định

 + Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản xuất khẩu, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm

 + Quy hoạch vùng nuôi thủy sản và mở rộng diện tích nuôi thủy sản hợp lí, đảm bảo tốt về môi trường.

 + Đẩy mạnh liên kết giữa sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy.
 

Ghi nhớ:

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất thủy sản lớn nhất cả nước nhờ có được những điều kiện tự nhiên, tài nguyên và các yếu tố kinh tế - xã hội thuận lợi.

 

Giải các bài tập Bài 37: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về tình hình sản xuất của ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long khác Trả lời câu 1 trang 134 – Bài 37 – SGK môn Địa lý lớp 9 Dựa vào bảng 37.1:Bảng... Trả lời câu 2 trang 134 – Bài 37 – SGK môn Địa lý lớp 9 Căn cứ vào biểu đồ...
Bài 37: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về tình hình sản xuất của ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long
Giải bài tập SGK Địa lý 9
+ Mở rộng xem đầy đủ