Trả lời câu hỏi in nghiêng trang 5 - Bài 1 SGK môn Địa Lý 7
Quan sát, so sánh hai biểu đồ về tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước phát triển và nước đang phát triển từ năm 1800 đến năm 2000 dưới đây cho biết: Trong biết từ năm 1950 đến năm 2000, nhóm nước nào có tỉ lệ gia tăng dân số cao hơn? Tại sao?
Lời giải:
- Hình 1.3 - Biểu đồ tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở các nước phát triển: tỉ lệ sinh tăng vào đầu thế kỉ XIX, nhưng đến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX giảm rất nhanh; tỉ lệ tử giảm rất nhanh đến giữa thế kỉ XX, sau đó ổn định lại và có tăng trong giai đoạn 1980-2000. Gia tăng dân số tự nhiên tăng nhanh trong giai đoạn 1800-1850, nhưng giảm nhanh vào giai đoạn 1850-2000.
- Hình 1.4 - Biểu đồ tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở các nước đang phát triển: tỉ lệ sinh cao và giữ ổn định trong một thời gian dài từ 1800 đến 1950, sau đó giảm mạnh vào giai đoạn 1950-2000 nhưng vẫn ờ mức cao; tỉ lệ tử giảm rất nhanh ; gia tăng dân số tự nhiên tăng nhanh và dẫn tới bùng nổ dân số từ những năm 1950 đến 2000.
→ Trong giai đoạn từ năm 1950 đến năm 2000, nhóm nước đang phát triển có tỉ lệ gia tăng dân số giảm dần nhưng vẫn cao hơn nhóm nước phát triển.
Nguyên nhân:
Từ năm 1950 đến năm 2000, các nước đang phát triển, tỉ lệ tử giảm nhanh (25‰ xuống còn dưới 10‰), tỉ lệ sinh ở các nước đang phát triển vẫn còn cao so với các nước phát triển. (Năm 2000, các nước đang phát triển là 25‰, các nước phát triển là 17‰). Ở hình 1.4 miền màu hồng (tỉ lệ gia tăng tự nhiên) được mở rộng hơn ở hình 1.3, chứng tỏ các nước đang phát triển có gia tăng dân số tự nhiên cao hơn các nước phát triển.
Kết luận:
Sự gia tăng dân số thế giới có xu hướng giảm dần, nhưng giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển sự gia tăng dân số không đều. Các nước đang phát triển mặc dù có nhiều cải thiện về đời sống kinh tế, xã hội, y tế nhưng tỉ lệ gia tăng tự nhiên vẫn còn ở mức cao so với các nước phát triển.
→ Trong giai đoạn từ năm 1950 đến năm 2000, nhóm nước đang phát triển có tỉ lệ gia tăng dân số giảm dần nhưng vẫn cao hơn nhóm nước phát triển.
Nguyên nhân:
Từ năm 1950 đến năm 2000, các nước đang phát triển, tỉ lệ tử giảm nhanh (25‰ xuống còn dưới 10‰), tỉ lệ sinh ở các nước đang phát triển vẫn còn cao so với các nước phát triển. (Năm 2000, các nước đang phát triển là 25‰, các nước phát triển là 17‰). Ở hình 1.4 miền màu hồng (tỉ lệ gia tăng tự nhiên) được mở rộng hơn ở hình 1.3, chứng tỏ các nước đang phát triển có gia tăng dân số tự nhiên cao hơn các nước phát triển.
Kết luận:
Sự gia tăng dân số thế giới có xu hướng giảm dần, nhưng giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển sự gia tăng dân số không đều. Các nước đang phát triển mặc dù có nhiều cải thiện về đời sống kinh tế, xã hội, y tế nhưng tỉ lệ gia tăng tự nhiên vẫn còn ở mức cao so với các nước phát triển.
Ghi nhớ:
Dân số thế giới tăng nhanh trong hai thế kỉ gần đây. Các nước đang phát triển có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao. Dân số tăng nhanh và đột biến dẫn đến sự bùng nổ dân số ở nhiều nước châu Á, châu Phi và Mĩ La-tinh. Các chính sách dân số và phát triển kinh tế - xã hội đã góp phần hạ thấp tỉ lệ gia tăng dân số ở nhiều nước.
Giải các bài tập Bài 1: Dân số khác
Trả lời câu hỏi in nghiêng trang 3 - Bài 1 SGK môn Địa Lý 7 Quan sát tháp tuổi ở...
Trả lời câu hỏi in nghiêng trang 4 - Bài 1 SGK môn Địa Lý 7 Quan sát hình 1.2, nhận...
Trả lời câu hỏi in nghiêng trang 5 - Bài 1 SGK môn Địa Lý 7 Quan sát, so sánh hai...
Trả lời câu 1 trang 6 - Bài 1 - SGK môn Địa lý lớp 7 Tháp tuổi cho ta biết...
Trả lời câu 2 trang 6 - Bài 1 - SGK môn Địa lý lớp 7 Dựa vào bảng tỉ lệ...
Trả lời câu 3 trang 6 - Bài 1 - SGK môn Địa lý lớp 7 Bùng nổ dân số thế...
Mục lục Giải bài tập SGK Địa lý 7 theo chương
Chương 1: Môi trường đới nóng, hoạt động kinh tế của con người trong đới nóng - Phần 2: Các môi trường địa lý
Chương 2: Môi trường đới ôn hòa. Hoạt động kinh tế của con người ở đới ôn hòa - Phần 2: Các môi trường địa lý
Chương 6: Châu Phi - Phần 3: Thiên nhiên và con người ở các châu lục
Chương 3: Môi trường hoang mạc. Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc - Phần 2: Các môi trường địa lý
Chương 7: Châu Mĩ - Phần 3: Thiên nhiên và con người ở các châu lục
Chương 4: Môi trường đới lạnh. Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh - Phần 2: Các môi trường địa lý
Chương 8: Châu Nam Cực - Phần 3: Thiên nhiên và con người ở các châu lục
Chương 5: Môi trường vùng núi. Hoạt động kinh tế của con người vùng núi - Phần 2: Các môi trường địa lý
Chương 9: Châu Đại Dương - Phần 3: Thiên nhiên và con người ở các châu lục
Chương 10: Châu Âu - Phần 3: Thiên nhiên và con người ở các châu lục
+ Mở rộng xem đầy đủ