Trả lời câu 2 trang 6 - Bài 1 - SGK môn Địa lý lớp 7

Dựa vào bảng tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và sự phân bố dân cư thế giới theo các châu lục dưới đây, hãy cho biết châu lục nào có tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất và châu lục nào có tỉ lệ gia tăng dân số thấp nhất. Tại sao tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á giảm nhưng tỉ trọng dân số so với toàn thế giới lại tăng?

 

Châu lục và khu vựcTỉ lệ tăng dân số tự nhiên (%)Dân số so với toàn thế giới (%)
1950-19551990-19951950 1995
Toàn thế giới1,781,48100,0100,0
Châu Á1,911,5355,660,5
Châu Phi2,232,688,912,8
Châu Âu1,000,1621,612,6
Bắc Mĩ1,701,016,85,2
Nam Mĩ2,651,706,68,4
Châu Đại Dương2,211,370,50,5
Lời giải:
- Châu lục có tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất là châu Phi, giai đoạn từ 1950 - 1955 so với 1990 - 1995 tăng 0,45%.
 
- Châu lục có tỉ lệ gia tăng dân số thấp nhất là Nam Mĩ (1950 - 1955 so với 1990 - 1995 giảm 0,95%).
 
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á giảm nhưng tỉ trọng dân số so với toàn thế giới tăng, vì:
 
+ Dân số châu Á quá nhiều, chiếm 55,6% dân số thế giới năm 1950 và 6,5% dân số thế giới năm 1996.
 
+ Tỉ lệ tăng dân số vẫn còn cao, 1,53% giai đoạn 1990 - 1995.
 

Ghi chú:

Các cuộc điều tra dân số cho biết tình hình dân số, nguồn lao động... của một địa phương, một nước. Dân số được biểu hiện cụ thể bằng một tháp tuổi.


Dân số thế giới tăng nhanh trong hai thế kỉ gần đây. Các nước đang phát triển có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao. Dân số tăng nhanh và đột biến dẫn đến sự bùng nổ dân số ở nhiều nước châu Á, châu Phi và Mĩ La-tinh. Các chính sách dân số và phát triển kinh tế - xã hội đã góp phần hạ thấp tỉ lệ gia tăng dân số ở nhiều nước.

Bài 1: Dân số
Giải bài tập SGK Địa lý 7
+ Mở rộng xem đầy đủ