Trả lời câu hỏi trang 98 - Bài 25 - SGK môn Địa lý lớp 10

Dựa vào hình 25 (SGK trang 98), hoặc bản đồ phân bố dân cư và các đô thị lớn trên thế giới và bảng 22:
 
a) Hãy xác định các khu vực thưa dân và các khu vực tập trung dân cư đông đúc?
 
b) Tại sao lại có sự phân bố dân cư không đồng đều như vậy?
Lời giải:
a) Các khu vực thưa dân và các khu vực tập trung dân cư đông đúc:
 
  * Các khu vực thưa dân:
 
    + Ca-na-đa, LB Nga (phần châu Á), đảo Grơn-len (Đan Mạch) và các đảo ven vòng cực Bắc.
 
    + Miền Tây lục địa Bắc Mĩ, vùng rừng rậm A-ma-dôn (Bra-xin), hoang mạc Xa-ha-ra (Bắc Phi), hoang mạc Na-míp, Ca-la-ha-ri (Nam Phi), bán đảo A-rap, Trung Á, miền Tây Trung Quốc, châu Đại Dương (Ô-xtrây-li-a, Niu Di-len,...).
 
* Các khu vực tập trung dân cư đông đúc:
 
  + Khu vực châu Á gió mùa: Đông Á (miền Đông Trung Quốc, Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên), Nam Á (Ấn Độ, Băng-la-đét, Pa-kit-xtan), Đông Nam Á; đồng bằng sông Nin (Ai Cập), sông Ni-giê (Ni-giê-ri-a).
 
  + Khu vực Tây Âu, Trung Âu, Đông Âu, Đông Bắc Hoa Kì, Trung Mĩ, Đông Nam Bra-xin
.
b) Giải thích:
 
Sự phân bố dân cư không đều là do tác động của các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội. Những khu vực đông dân có nhiều điều kiên thuận lợi về tự nhiên, kinh tế - xã hội.
 
 - Tự nhiên:
 
   + Khí hậu: Dân cư thường tập trung đông ở những vùng khí hậu ôn hòa, ấm áp (vùng ôn đới và nhiệt đới), thưa thớt ở những nơi có khí hậu khắc nhiệt (sa mạc, vùng cực).
 
   + Nguồn nước: Nguồn nước dồi dào cũng là nơi thu hút dân cư như các châu thổ sông Hồng, sông Mê Công, Trường Giang, Hoàng Hà...
 
   + Địa hình, đất đai: Vùng đồng bằng, địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ là nơi tập trung dân cư đông đúc. Ngược lại, ở các vùng núi cao, điều kiện phát triển sản xuất và giao thông gặp nhiều khó khăn, nên dân cư thưa thớt.
 
   + Nơi có khoáng sản tài nguyên giàu có cũng thu hút dân cư sinh sống.
 
 - Nhân tố kinh tế - xã hội: đóng vai trò quan trọng hàng đầu.
 
   + Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: Bức tranh phân bố dân cư thế giới thay đổi cùng sự phát triển của lực lượng sản xuất. 
 
VD: cùng với sự phát triển kinh tế và lực lượng sản xuất, dân cư Hoa Kì đang có xu hướng chuyển từ các bang Đông Bắc đến các bang phía Nam và ven Thái Bình Dương.
 
   + Tính chất của nền kinh tế: Phân bố dân cư phụ thuộc chặt chẽ vào tính chất của nền kinh tế. Những khu vực dân cư đông đúc thường gắn với hoạt động công nghiệp hơn so với nông nghiệp. Trong các khu vực công nghiệp, mật độ dân cư cao thấp khác nhau cũng tùy theo tính chất của từng ngành nghề sản xuất. Cùng là hoạt động nông nghiệp nhưng vẫn có nơi thưa dân, nơi đông dân. Ví dụ: việc canh tác lúa nước đòi hỏi nhiều lao động.
 
   + Lịch sử khai thác lãnh thổ: Những khu vực khai thác lâu đời như các đồng bằng châu thổ ở Đông Nam Á, Tây Âu hay Đồng bằng sông Hồng ờ Việt Nam có dân cư đông đúc hơn những khu vực mới khai thác ở Ca-na-da, Ốt-xtrây-li-a hay ở đồng bằng sông Cửu Long.
 
   + Các dòng chuyển cư: Các đòng chuyển cư ít nhiều tác động tới bức tranh phân hố dân cư thế giới, số dân và mật độ dân số của Bắc Mĩ, Mĩ La-tinh, Ốt -xtrây - li- a tăng lên rất nhiều nhờ những cuộc chuyển cư khổng lồ từ châu Âu và châu Phi tới.

Ghi nhớ:

Sự phân bố dân cư không đều là do tác động của các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xà hội. Những khu vực đông dân có nhiều điều kiên thuận lợi về tự nhiên, kinh tế - xã hội.