Giải bài 5.6 trang 198 - SBT Đại số và Giải tích lớp 11
Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị các hàm số
a) y=x3−3x2+2 tại điểm (−1;−2)
b) y=x4−2x2 tại điểm có hoành độ x=−2 (Đề thi tốt nghiệp THPT 2008)
c) y=2x+1x−2 biết hệ số góc của tiếp tuyến bằng −5 (Đề thi tốt nghiệp THPT 2009)
Hướng dẫn:
Phương trình tiếp tuyến của đồ thị ( C ) của hàm số y=f(x) tại điểm M0(x0;y0) là y−y0=f′(x0)(x−x0)
Trong đó y0=f(x0)
a)
Tính đạo hàm của hàm số tại x=−1 bằng định nghĩa:
Giả sử Δx là số gia của đối số tại x0=−1. Ta có:
Δy=f(−1+Δx)−f(−1)=(−1+Δx)3−3(−1+Δx)2+2−(−2)=−1+3Δx−3(Δx)2+(Δx)3−3[1−2Δx+(Δx)2]+4=(Δx)3−6(Δx)2+9Δx⇒ΔyΔx=(Δx)2−6Δx+9⇒y′(−1)=limΔx→0[(Δx)2−Δx+9]=9
Vậy phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại (−1;−2) là
y−y0=f′(x0)(x−x0)⇔y+2=9(x+1)⇔y=9x+7
b) Điểm có hoành độ bằng −2 thì có tung độ là 8
Giả sử Δx là số gia của đối số tại x0=−2. Ta có:
Δy=(−2+Δx)4−2(−2+Δx)2−8=16−32Δx+24(Δx)2−8(Δx)3+(Δx)4−8+8Δx−2(Δx)2−8=(Δx)4−8(Δx)3+22(Δx)2−24Δx⇒ΔyΔx=(Δx)3−8(Δx)2+22Δx−24⇒y′(−2)=limΔx→0[(Δx)3−8(Δx)2+22Δx−24]=−24
Vậy phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại (−2;8) là
y−yo=f′(x0)(x−x0)⇔y−8=−24(x+2)y=−24x−40
c) Giả sử Δx là số gia đối số tại điểm x0
Ta có:
Δy=2(Δx+x0)+1Δx+x0−2−2x0+1x0−2=(2Δx+2x0+1)(x0−2)−(Δx+x0−2)(2x0+1)(Δx+x0−2)(x0−2)=−5Δx(Δx+x0−2)(x0−2)
Suy ra
ΔyΔx=−5Δx(Δx+x0−2)(x0−2)Δx=−5(Δx+x0−2)(x0−2)⇒y′(x0)=limΔx→0[−5(Δx+x0−2)(x0−2)]=−5(x0−2)2
Hệ số góc của tiếp tuyến bằng −5 tương đương với
y′(x0)=−5⇒−5(x0−2)2=−5⇒(x0−2)2=1⇔[x0=3⇒y0=7x0=1⇒y0=−3
Vậy có hai tiếp tuyến của đồ thị hàm số có hệ số góc bằng −5 là
y=−5x+2,y=−5x+22
Ghi nhớ:
Vậy để viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại điểm M0(x0;y0). Ta thực hiện:
Tìm y′(x0)
Viết phương trình tiếp tuyến dạng: y−y0=f′(x0)(x−x0)