Processing math: 100%

Sai số của phép đo các đại lượng vật lí

1. Phép đo các đại lượng vật lí. Hệ đơn vị SI

1.1 Phép đo các đại lượng vật lí

- Phép đo một đại lượng vật lí là phép so sánh nó với đại lượng cùng loại được quy ước làm đơn vị

1.2 Đơn vị đo

- Một hệ thống các đơn vị đo vật lí đã được quy định thống nhất áp dụng tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, là hệ SI

2. Sai đố phép đo

2.1 Sai số hệ thống

- Sai lệch do những nguyên nhân do dụng cụ gây ra gọi là sai số hệ thống

2.2 Sai số ngẫu nhiên

- Sai số gây ra do chịu tác động của các yếu tố bên ngoài gọi là sai số ngẫu nhiên

2.3 Giá trị trung bình

- Sai số ngẫu nhiên làm cho kết quả phép đo trở nên kém tin cậy. Nên người ta lặp lại phép đo nhiều lần. Khi đo n lần cùng một đại lượng A, ta nhận được các giá trị khác nhau A1A2A3,.., An

- Giá trị trung bình được tính theo công thức

          ¯A=A1+A2+...+Ann là giá trị gần đúng nhất với A

2.4 Cách xác định sai số của phép đo

a,Trị tuyệt đối của hiệu số giữa giá trị trung bình và giá trị của mỗi lần đo gọi là sai số tuyệt đối ứng với lần đo đó

 A1=|¯AA1|  ,  A2=|¯AA2|A3=|¯AA3| ,....

- Sai số tuyệt đối trung bình của n lần đo được tính theo công thức

          ¯A=A1+A2+...+Ann   gọi là sai số ngẫu nhiên

b, Sai số tuyệt đối của phép đo là tổng sai số ngẫu nhiên và sai số dụng cụ

      A=¯A+A 

Trong đó A là sai số dụng cụ thường bằng nửa hoặc một độ chia nhỏ nhất trên dụng cụ

2.5 Cách viết kết quả đo

    A=¯A±A

2.6 Sai số tỉ đối

          δA=A¯A.100 %

- Sai số tỉ đối càng nhỏ thì phép đo càng chính xác

2.7 Cách xác định sai số của phép đo gián tiếp

- Sai đố tuyệt đối của một tổng hay hiệu thì bằng tổng các sai số tuyệt đối của các số hạng

- Sai số tỉ đối của một tích hay thương thì bằng tổng các sai số tỉ đối của các thừa số

 

 

           

Tham khảo lời giải các bài tập Bài 7: Sai số của phép đo các đại lượng vật lí khác Bài 7: Sai số của phép đo các đại lượng vật lí 1. Phép đo các đại...
+ Mở rộng xem đầy đủ