Trả lời câu hỏi in nghiêng trang 49 – Bài 11 - SGK môn Địa lý lớp 12

Hãy nêu ảnh hưởng kết hợp của gió mùa với hướng các dãy núi đến sự khác biệt về thiên nhiên giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc, giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên.

Lời giải:
Ảnh hưởng kết hợp của gió mùa với hướng các dãy núi đến sự khác biệt về thiên nhiên giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc, giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên.
 
1. Giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc:
 
- Đông Bắc: địa hình chủ yếu hướng cánh cung chụm lại ở Tam Đảo, mở ra về phía Bắc và phía Đông, đón gió mùa Đông Bắc xâm nhập nên thiên nhiên mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa, có gió đông lạnh đến sớm.
 
- Tây Bắc: 
 
 + Vùng núi thấp Tây Bắc: do ảnh hưởng của bức chắn địa hình dãy Hoàng Liên Sơn ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên cảnh quan thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới gió mùa: mùa đông bớt lạnh và khô hơn, mùa hạ đến sớm hơn và đôi khi có gió Tây hoạt động, lượng mưa giảm.
 
 + Vùng núi cao Tây Bắc: cảnh quan thiên nhiên mang tính chất ôn đới (do phân hóa đai cao).
 
2. Giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên: 
 
- Khi sườn Đông Trường Sơn có mưa vào thu đông, thì ở vùng Tây Nguyên lại là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt → xuất hiện cảnh quan rừng thưa.
 
- Khi Tây Nguyên vào mùa mưa thì bên sườn Đông Trường Sơn nhiều nơi lại chịu tác động của gió Tây khô nóng.
 

Ghi nhớ:

- Thiên nhiên phân hóa theo chiều từ Đông sang Tây thành ba dải rõ rệt: vùng biển và thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi núi.

- Thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc - Nam: Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam, gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh và ảnh hưởng làm cho nền nhiệt miền Bắc nước ta giảm mạnh, càng về phía Nam gió mùa Đông bắc càng suy yếu và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã.

Mục lục Địa Lý Tự Nhiên theo chương Địa Lý Tự Nhiên - Giải bài tập SGK Địa lý 12
Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng
Địa Lý Tự Nhiên
+ Mở rộng xem đầy đủ