Trả lời câu 2 trang 44 – Bài 9 – SGK môn Địa lý lớp 12

Dựa vào bảng số liệu sau Hãy nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam. Giải thích nguyên nhân.
Lời giải:
Địa điểmNhiệt độ trung bình
tháng I (°C)
Nhiệt độ trung bình
tháng VII (°C)
Nhiệt độ trung bình
năm (°C)
 Lạng Sơn13.327.021.2
 Hà Nội16.428.923.5
 Huế19.729.425.1
 Đà Nẵng21.329.125.7
 Quy Nhơn23.029.726.8
 TP.Hồ Chí Minh25.827.127.1

                                    Nhiệt độ trung bình ở một số địa điểm
* Nhận xét:

 - Nhiệt độ trung bình tháng I và nhiệt độ trung bình năm đều tăng dần từ Bắc vào Nam.

 - Nhiệt độ trung bình tháng VII giữa các địa điểm ít có sự chênh lệch, nhiệt độ tương đối cao > 27°C.

  + Nhiệt độ cao nhất ở khu vực miền Trung (Huế 29.4°C, Quy Nhơn 29.7°C)

  + Nhiệt độ thấp hơn ở khu vực miền Bắc và Nam Bộ, nhưng vẫn cao >27°C (Hà Nội 28.9°C, TP.Hồ Chí Minh 27.1°C)

* Nguyên nhân của sự thay đổi nhiệt độ này: 

 -  Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam vì càng về phía Nam góc nhập xạ càng lớn nên lượng nhiệt nhận được càng lớn, nhiệt độ tăng dần.

 - Tháng I, dưới tác động của gió mùa Đông Bắc nên miền Bắc lạnh, miền Nam không chịu ảnh hưởng nên nhiệt độ vẫn cao.

 - Tháng VII, không còn tác động của gió mùa Đông Bắc nên sự chênh lệch nhiệt độ giữa các địa điểm từ Bắc vào Nam không rõ rệt. Nhiệt độ trung bình tháng VII cao nhất ở miền Trung vì vào thời điểm này miền Trung chịu tác động mạnh mẽ của hiệu ứng phơn khô nóng. Ở TP. Hồ Chí Minh, nhiệt độ tháng VII thấp hơn các địa điểm khác vì đây là tháng có lượng mưa lớn.
 

Ghi nhớ:

- Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa vì có tính ẩm, tính nhiệt đới và tính gió mùa. 

- Nước ta chịu ảnh hưởng của hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ, có sự phân chia mùa khí hậu khác nhau giữa các khu vực. 

- Lượng mưa và nhiệt độ có sự thay đổi từ Bắc vào Nam.

Mục lục Địa Lý Tự Nhiên theo chương Địa Lý Tự Nhiên - Giải bài tập SGK Địa lý 12
Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Địa Lý Tự Nhiên
+ Mở rộng xem đầy đủ