Trả lời câu 1 trang 32 – Bài 5 – SGK môn Địa lý lớp 12

Nêu đặc điểm chung của địa hình Việt Nam. 

Lời giải:
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỊA HÌNH VIỆT NAM
 
- Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:
 
     + Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.
 
     + Trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85%, địa hình núi cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1%.
 
- Cấu trúc địa hình khá đa dạng:
 
     + Địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ hóa, tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và phân hóa đa dạng.
 
     + Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:
 
      ● Hướng Tây Bắc - Đông Nam thể hiện rõ rệt từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.
 
      ● Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Trường Sơn Nam.
 
- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa:
 
     + Xâm thực mạnh ở miền đồi núi: trong điều kiện lớp vỏ phong hóa dày, thấm nước tốt, vụn bở, trên các sườn đất dốc, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá, hiện tượng trượt đất, đá lở.
 
     +  Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: hệ quả của quá trình xâm thực là sự mở mang nhanh chóng của các đồng bằng hạ lưu sông (đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long).
 
- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.

 

Ghi nhớ:

- Địa hình nước ta đồi núi chiếm ¾ diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp, cấu trúc địa hình phân hóa đa dạng, mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và chịu tác động của con người. 

- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa được biểu hiện bằng sự xâm thực rất mạnh mẽ ở miền đồi núi và bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.

Mục lục Địa Lý Tự Nhiên theo chương Địa Lý Tự Nhiên - Giải bài tập SGK Địa lý 12
Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi
Địa Lý Tự Nhiên
+ Mở rộng xem đầy đủ