Trả lời câu hỏi in nghiêng trang 110 – Bài 25 - SGK môn Địa lý lớp 12

Đọc bảng 25.2 (trang 109 SGK), theo hàng ngang, hãy nêu đặc điểm phân bố sản xuất lúa gạo và thuỷ sản nước ngọt; theo cột, trình bày các sản phẩm nông nghiệp chuyên môn hoá của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long; xu hướng thay đổi trong sản xuất các sản phẩm này.

Lời giải:
* Đặc điểm phân bố sản xuất lúa gạo và thủy sản nước ngọt:
 
- Lúa gạo: phân bố chủ yếu ở hai vùng đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng, tiếp đến là rải rác ở các đồng bằng duyên hải miền Trung, ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ gần như không có.
 
- Thủy sản nước ngọt: phát triển mạnh ở đồng bằng sông Cửu Long, tiếp đến là đồng bằng sông Hồng; duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên không phát triển nghề này.
 
* Các sản phẩm nông nghiệp chuyên môn hóa của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long:
 
- Đồng bằng sông Hồng: lợn, gia cầm, đay, lúa gạo, thủy sản nước ngọt, tiếp đến là trâu bò và chè búp.
 
- Đồng bằng sông Cửu Long: lúa gạo, gia cầm, thủy sản nước ngọt, dừa, đay, lợn.
 
* Xu hướng biến đổi các sản phẩm nông nghiệp:
 
+ Đồng bằng sông Hồng:
 
    • Lợn, cói, thủy sản nước ngọt có xu hướng tăng.
 
    • Gia cầm và đậu tương có xu hướng tăng mạnh.
 
    • Đay có xu hướng giảm.
 
+ Đồng bằng sông Cửu Long:
 
  • Lúa gạo, gia cầm có xu hướng tăng mạnh  
 
  • Lợn, thủy sản nước ngọt, dừa, đay, cói có xu hướng tăng.
 
Ghi nhớ:

- Điều kiện tự nhiên (đặc biệt là đất đai và khí hậu) tạo ra nền chung của sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp, còn các nhân tố kinh tế - xã hội làm phong phú thêm và làm biến đổi sự phân hóa đó.
 
- Việc phát triển các vùng chuyên canh nông nghiệp kết hợp với công nghiệp chế biến lại có ý nghĩa rất quan trọng đối với tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn.

 
Mục lục Địa Lý Kinh Tế theo chương Địa Lý Kinh Tế - Giải bài tập SGK Địa lý 12
Bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Địa Lý Kinh Tế
+ Mở rộng xem đầy đủ