Trả lời câu 3 trang 200 – Bài 43 – SGK môn Địa lý lớp 12

Hãy so sánh thế mạnh và thực trạng phát triển của ba vùng kinh tế trọng điểm.
Lời giải:
1. Giống nhau:
 
- Thế mạnh:
 
    + Đều thuận lợi về cơ sở hạ tầng, cợ sở vật chất - kĩ thuật (cảng biển, sân bay, đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng trong nước và quốc tế).
 
    + Tập trung các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học, trình độ dân trí và mức sống của dân cư tương đối cao.
 
    + Là nơi tập trung các đô thị lớn nhất nước ta như Hà Nội, TP. Hổ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu... và là các trung tâm kinh tế, thương mại, khoa học - kĩ thuật hàng đầu của đất nước.
 
- Thực trạng phát triển:
 
    + Ba vùng đều có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế chung của cả nước.
 
    + Là nơi tập trung phần lớn các khu công nghiệp và ngành công nghiệp chủ chốt của cả nước.
 
    + Đóng góp 64,5% giá trị kim ngạch xuất khẩu và thu hút phần lớn số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) vào nước ta. đặc biệt là vùng KTTĐ phía Nam và vùng KTTĐ phía Bắc.

2. Khác nhau:
 
 Vùng
 kinh tế
 trọng điểm
 Thế mạnh Thực trạng phát triển
 Phía Bắc
 - Vị trí địa lí thuận lợi cho việc
giao lưu trong nước và quốc tế.
 
 - Có Hà Nội là thủ đô, đồng thời
là trung tâm chính trị, kinh tế, văn 
hóa thuộc loại lớn nhất cả nước.
 
 - Có nguồn lao động dồi dào với 
chất lượng hàng đầu cả nước.
 
- Có lịch sử khai thác lâu đời nhất
nước ta với nền văn minh lúa nước.


 
 - Tốc độ tăng trưởng 11,2%. Thấp
hơn so với KTTĐ phía Nam và
cao hơn vùng KTTĐ miền Trung. 
 
- Mức đóng góp cho GDP cả nước
là 18.9%.
 
- Trong cơ câu theo ngành:
 
 + Tỉ trọng lớn nhất: Công nghiệp - 
xây dựng (42,4%).
 
 + Nông - lâm - ngư nghiệp còn cao
chiếm 12,6%.
 
 + Kim ngạch xuất ngẩu so với cả
nước chiếm 27,0%.
 Miền Trung 
 - Vị trí chuyển tiếp giữa các vùng 
phía Bắc và phía Nam.
 
 - Là cửa ngõ quan trọng thông ra
biển của các tỉnh Tây Nguyên và phía
Nam của Lào.
 
 - Có thế mạnh khai thác tổng hợp tài
nguyên biển, khoáng sản, rừng để 
phát triển dịch vụ du lịch, nuôi trồng
thủy sản, công nghiệp chế biến nông
-  lâm - thủy sản.
 - Tốc độ tăng trưởng chậm (10,7%).
 
 - Mức đóng góp GDP nhỏ nhất (5,1%).
 
 - Trong cơ cấu theo ngành:
 
 + Tỉ trọng lớn nhất thuộc về dịch vụ
 với 38,4%.
 
 + Công nghiệp - xây dựng (36,6%).
 
 + Nông - lâm - ngư nghiệp cũng 
chiếm tỉ trọng cao (25,0%)
 
 - Kim ngạch xuất khẩu so với cả nước
chiếm tỉ lệ rất nhỏ (2,2%).
 Phía Nam
 - Là khu vực bản lề giữa Tây Nguyên,
Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng
sông Cửu Long.
 
- Các mỏ dầu khí thềm lục địa lớn.
 
 - Dân cư đông, lao động dồi dào và có
chất lượng.
 
 - Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật
tương đối tốt và đồng bộ.
 
 - Tập trung tiềm lực kinh tế và trình độ
phát triển kinh tế cao nhất cả nước.
 - Tốc độ tăng trưởng cao (11,9%).
 
- Mức đóng góp cho GDP cả nước
lớn nhất (42,7%).
 
 - Trong cơ cấu theo ngành:
 
 + Tỉ trọng công nghiệp - xây dựng
lớn nhất (59,0%).
 
 + Nông - lâm - ngư nghiệp chiếm
tỉ trọng nhỏ (7,8%).
 
 - Kim ngạch xuất khẩu chiếm tỉ lệ cao
so với cả nước (35,3%).

 

Ghi nhớ: Nước ta có 3 vùng kinh tế trọng điểm là: vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc; vùng kinh tế trọng điểm phía Trung; vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Các vùng kinh tế trọng điểm là động lực thúc đẩy và có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.


Mục lục Địa Lý Kinh Tế theo chương Địa Lý Kinh Tế - Giải bài tập SGK Địa lý 12
Bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm
Địa Lý Kinh Tế
+ Mở rộng xem đầy đủ